Thị trường

"Kho vàng ngầm" giữa đại ngàn: Loài cây âm thầm giúp dân giữ rừng, làm giàu

Minh Phương 17/04/2025 09:52

Từ loài cây hoang được người dân miền núi trồng để làm củi, cát sâm nay đã trở thành "vàng trong đất" khi giá trị kinh tế lên cao, nhu cầu thị trường tăng vọt.

Theo ông Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm Cây giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cát sâm hiện đã vượt qua giai đoạn bị xem thường, trở thành một trong những loài cây dược liệu đem lại thu nhập cao và đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con vùng cao.

caycatsam.jpg
Cây cát sâm

Cát sâm tên khoa học là Millettia speciosa Champ., thuộc họ Đậu (Fabaceae), hay còn được gọi bằng nhiều tên dân gian như sâm nam, sâm chuột, sâm trâu... Do rễ cây phát triển thành củ to và giàu dinh dưỡng, nên thương được so sánh như "vàng dưới đất".

Cây cát sâm thường mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các tỉnh miền núc phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tây Nguyên, Quảng Nam, Lâm Đồng... Loài cây này đâu cần nhiều công chăm bón, khá dễ sống và có thể sinh trưởng tốt ngay trên đất nghèo dinh dưỡng, thích hợp với trồng rừng và phụ xanh đồi trọng.

Theo ông Biên, nét đặc biệt của cát sâm là toàn bộ phận đều đem lại giá trị kinh tế. Ngoài củ, thân, lá cát sâm cũng được thu mua. Các doanh nghiệp dược liệu sẵn sàng thu mua tận nơi, giúp bà con không lo đầu ra.

Mỗi hecta đất trồng được 7.000 – 10.000 cây, năng suất tính trung bình đạt 1,5 – 3 kg/cây sâm tươi. Sau 3-5 năm, nếu chăm sóc tốt, mỗi hecta có thể thu về lãi hàng trăm triệu đồng, có nơi đạt tới 330 - 345 triệu đồng/ha/năm.

caycatsam1.jpg

Ngoài ra, việc trồng cát sâm dưới tán rừng còn giúp gia tăng giá trị rừng, gặn trồng rừng với dịch vụ môi trường. Đây là hướng đi bền vững trong bối cảnh nhu cầu cây dược liệu tăng cao.

Theo Hiệp hội Dược liệu, Việt Nam hiện có hơn 5.000 loài cây thuốc, trong đó nhiều loài như cát sâm có giá trị y học cao và tiềm năng xuất khẩu. Nhiều dự án và quy hoạch phát triển vùng cây dược liệu đã được triển khai, trong đó cát sâm được coi là một trong những loài chủ lực.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, cho biết ngành dược liệu Việt Nam cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư chế phẩm sinh học thay thuốc BVTV và tăng cường truy xuất nguồn gốc. Đó là cách giúp những loài cây như cát sâm khẳng định vị thế trên bản đồ dược liệu khu vực và quốc tế.

    Nổi bật
        Mới nhất
        "Kho vàng ngầm" giữa đại ngàn: Loài cây âm thầm giúp dân giữ rừng, làm giàu
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO