Kho bạc Nhà nước tăng mua ngoại tệ, dự kiến 46.000 tỷ đồng ra thị trường

Cập nhật: 08:42 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Kho bạc Nhà nước thông báo thực hiện giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt ba trong năm 2022 với khối lượng 200 triệu USD, tương đương 46.000 tỷ đồng với tỷ giá hiện tại.

4045-ngoyi-ty
Ảnh minh họa

Trong báo cáo thị trường tiền tệ tuần 16/5-20/5/2022 của SSI Research cho biết thanh khoản trên hệ thống phần nào được hỗ trợ thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ từ Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua.

Cụ thể, Kho bạc Nhà nước thông báo thực hiện giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt ba trong năm 2022 với khối lượng 200 triệu USD với các ngân hàng thương mại trong tuần 9/5-13/5. Với tỷ giá hiện tại, dự kiến Kho bạc Nhà nước sẽ bơm khoảng 46.000 tỷ đồng.

Vào tháng 3 trước đó, Kho bạc Nhà nước cũng đã thực hiện bơm khoảng 57.000 tỷ đồng ra thị trường thông qua việc mua 250 triệu USD ngoại tệ.

Trong tuần qua, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về hỗ trợ lãi suất (giảm 2% lãi suất cho vay) từ đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo SSI, nhìn chung, gói hỗ trợ này hướng tới hỗ trợ hầu hết các ngành trong nền kinh tế, ngoài trừ nhóm bất động sản, chứng khoán, xây dựng cho kinh doanh bất động sản và mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới. Trong khi đó, lãi suất huy động đang chịu áp lực tăng dưới áp lực lạm phát tăng và tín dụng tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng.

Trên thị trường ngoại hối, đồng VND tiếp tục giảm giá trong tuần qua, trái ngược với diễn biến của các đồng tiền trong khu vực. Cụ thể, trên thị trường liên ngân hàng, USD/VND tăng 0,3% lên 23.170/USD trong khi tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 80 đồng, kết tuần ở mức VND 23.000-23.310.

Như vậy, VND đã mất giá khoảng 1,5% kể từ đầu năm, và diễn biến này một phần đến từ áp lực từ vĩ mô (áp lực lạm phát tăng trong khi lãi suất được NHNN giữ đi ngang nhằm hỗ trợ nền kinh tế).

Song chuyên gia cho rằng so với các quốc gia trong khu vực, mức mất giá của VND vẫn ở trong vùng chấp nhận được (thấp hơn mức đỉnh vào tháng 3/2020). Kể từ đầu năm, CNY mất giá 5,3%, TWD mất giá 7,1%, KRW mất giá 6,7%, INR và THB lần lượt mất 4,3% và 2,6%,..

Cũng theo báo cáo, về dài hạn, yếu tố hỗ trợ chính VND sẽ đến từ nguồn cung USD tích cực (từ FDI giải ngân, thặng dư cán cân thương mại và kiều hối).

Dow Jones bật tăng hơn 600 điểm, cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 23/5 đồng loạt đi lên sau chuỗi nhiều tuần suy giảm liên tục. Dow Jones và S&P 500 cùng ...

Cổ phiếu ngân hàng “đỏ lửa” phiên đầu tuần, STB tiêu cực nhất

Phiên giao dịch đầu tuần (23/5/2022) ghi nhận có tới 23 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, 2 mã đứng giá tham chiếu và chỉ ...

Techcombank (TCB) phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu ESOP để nâng vốn điều lệ

Hội đồng quản trị Techcombank (TCB) đã thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 dưới hình thức phát hành ...

Thu Thủy