Khái niệm về tiêu sản, phân biệt giữa tiêu sản và tài sản

Cập nhật: 09:13 | 29/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Tiêu sản và tài sản là hai mặt trái ngược của tài chính, dù đều phải bỏ tiền ra để mua chúng nhưng tài sản giúp người sở hữu có thêm thu nhập còn tiêu sản thì ngược lại, chỉ khiến hao hụt thêm tiền của người sở hữu.

Tiêu sản là gì?

Tiêu sản là những thứ bạn bỏ tiền mua nhưng sau đó lại mất thêm tiền cho chúng. Số tiền này có thể là để bảo trì, chăm sóc, sửa chữa,…. Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống như ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí.

Khi bạn mua một căn nhà chỉ để ở, bạn sẽ phải trả tiền điện, nước, tiền mua sắm vật dụng trong nhà. Đồng thời, bạn cũng không có bất kỳ khoản thu nhập nào từ ngôi nhà đó. Căn nhà trong trường hợp này chính là một ví dụ về tiêu sản.

Khái niệm về tiêu sản, phân biệt giữa tiêu sản và tài sản

Tài sản là gì?

Tài sản là những thứ dùng tiền của mình để mua quyền sở hữu chúng, tương lai giá trị của chúng tăng dần, mang tiền về lại cho bạn.

Ví dụ: Bạn lấy tiền mua cổ phiếu, trái phiếu, trong tương lai bạn có thể nhận lại cổ tức chính là tiền lời;

Hoặc bạn mua nhà sau đó bạn cho thuê lại, sau một thời gian thu hồi xong vốn thì bạn bắt đầu nhận về tiền lãi.

Phân biệt tiêu sản và tài sản:

Tài sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số mà bạn đã bỏ ra ban đầu.

Ví dụ:

Bạn mua 1 loại cổ phiếu, sau đó giá cổ phiếu tăng, bạn bán ra có lời.

Bạn mua được một căn nhà với mức giá rẻ, bạn cho thuê chúng hàng tháng, một thời gian sau số tiền cho thuê vừa đủ bù số vốn bạn bỏ ra ban đầu và kể từ các tháng sau đó, căn nhà ấy bắt đầu đem đến cho bạn những khoản lời đầu tiên.

Tiêu sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.

Ví dụ:

Bạn mua một chiếc xe máy để dùng cho đi lại, sau đó bạn tiếp tục phải tốn tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền phạt… và chắc chắn chiếc xe ấy sẽ không bao giờ đủ bù lại số tiền mà bạn phải bỏ tất cả ra cho nó.

Bạn mua một bộ quần áo đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước, tiền sửa chữa,…Tương tự như chiếc xe, bộ quần áo sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu.

Người nào bất kể giàu, nghèo hay trung lưu đều có tiêu sản. Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống như ăn, uống, nghỉ ngơi, tắm giặt,….

Nên sở hữu nhiều tiêu sản hay không?

Chúng ta đều biết rằng người giàu là những người có nhiều tài sản và người nghèo là những người có ít hoặc đôi khi không có tài sản. Nhiều người nhầm lẫn tiêu sản với tài sản dẫn đến hành vi chi tiêu khác nhau.

Thông thường, những doanh nhân, hay những người có tầm nhìn xa luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Những tài sản này sẽ là công cụ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn, thậm chí là số tiền lớn hơn. Và họ sử dụng thu nhập từ tài sản của mình để chi tiêu cho những mặt hàng xa xỉ.

Có những hành vi đầu tư vào tài sản hoặc tiêu sản khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu, nhưng có những người thích chi tất cả tiền của mình để mua tiêu sản. Vì thế, nhiều người nghèo không chỉ vì họ không thể tạo ra thu nhập, mà vì họ phải dành tiền để duy trì tiêu sản.

Rất khó để có thể cắt bỏ toàn bộ tiêu sản và chỉ dồn ngân sách cho tài sản. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng cân bằng cả hai nhóm để tối ưu chi tiêu cho bản thân.

Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, các mô hình kinh doanh hiện nay

Kinh doanh không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân, tổ chức mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đáp ...

Tìm hiểu phiên phân phối đỉnh, các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh

Phân phối đỉnh là biểu hiện của cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên có một vài phiên xuất hiện ...

Tìm hiểu hiện tượng thiên nga đen trong nền kinh tế, các sự kiện thiên nga đen nổi bật

Nhiều người cho rằng chỉ tồn tại thiên nga trắng trên trái đất. Cho đến năm 1697, một nhà thám hiểm người Hà Lan Willem ...

Trâm Trâm (t/h)