Khái niệm về thuế VAT, vai trò của thuế VAT

Cập nhật: 10:21 | 15/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Thuế VAT xuất hiện trên các hóa đơn mua hàng. Đây là một trong những loại thuế đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng ngân sách nhà nước. Hiện nay, thuế VAT đã và đang được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

1. Thuế VAT

VAT là cụm từ viết tắt của Value Addex Tax, dịch ra có ý nghĩa là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một loại thuế gián thu và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quy trình sản xuất, lưu thông cho đến khi chuyển tới tay người tiêu dùng.

Thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Pháp vào năm 1954. Cho đến thời điểm hiện tại, thuế GTGT đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).

Thuế VAT được tính từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến khi cho ra thành phẩm cuối cùng rồi mang đi tiêu dùng. Khi ấy, thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người phải chịu chính là người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ đó.

Tùy vào mức độ tiêu thụ mà loại thuế này được nộp vào ngân sách của nhà nước theo mức khác nhau.

Tại Việt Nam, luật thuế GTGT bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thông qua kỳ họp thứ XI của Quốc hội khóa IX.

Khái niệm về thuế VAT, vai trò của thuế VAT

2. Đặc điểm của thuế VAT

Thuế VAT hay thuế GTGT có đặc điểm như sau:

Là một loại thuế gián thu, người mua hàng hóa sẽ chịu thuế nhưng không nộp trực tiếp mà thông qua người bán nộp hộ;

Là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn;

Là yếu tố cấu thành giá cả hàng hóa và dịch vụ;

Có tính chất lũy thoái so với thu nhập và không trùng lặp bao giờ;

Người tiêu dùng phải trả số thuế đúng bằng tổng bù trừ số thuế ở các khâu;

Có tính trung lập cao vì nó không thuộc yếu tố chi phí, chỉ là khoản thu được cộng thêm vào giá bán hàng hóa. Nó không chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của người nộp thuế, cũng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức, phân chia sản xuất kinh doanh;

Có 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%, chỉ áp dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

3. Vai trò của thuế VAT

Trong lưu thông hàng hóa:

Thuế VAT giúp giá cả của hàng hóa trở nên hợp lý hơn, hạn chế tối đa tình trạng thuế chồng thêm thuế;

Giúp ổn định giá cả, mở rộng việc lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong quản lý kinh tế Nhà nước

Thuế VAT tạo một nguồn thu ngân sách lớn, ổn định phục vụ cho các dự án của Chính phủ;

Việc quản lý thu thuế VAT dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại thuế trực thu khác vì không cần phải xem xét hay phân tích tính hợp lệ của khoản chi phí này;

Góp phần nâng cao giá vốn hàng bán với hàng nhập khẩu, với mục đích bảo hộ quá trình sản xuất - kinh doanh hàng hóa nội địa;

Ngăn chặn việc thất thu thuế

Giúp nâng cao nghĩa vụ và sự tự giác nộp thuế của công dân;

Tạo thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy quá trình mua bán có kèm chứng từ và hóa đơn.

4. Những đối tượng chịu thuế VAT

Thuế GTGT được đánh vào toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, chẳng hạn: Ăn uống, du lịch, tiền điện nước, phương tiện đi lại… Vì vậy, người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thuế VAT. Khi mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào thì tiền thuế VAT đều được tính thêm vào giá thành của sản phẩm và dịch vụ.

Người tiêu dùng sẽ không trả trực tiếp mà thông qua việc thanh toán cho người bán và người bán sẽ chịu trách nhiệm nộp lại vào ngân sách của Nhà nước.

Người bán có thể là các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

5. Các mức thuế VAT được áp dụng hiện nay

Có 03 mức thuế suất VAT được áp dụng hiện nay đó là 0%, 5% và 10%. Tuy nhiên trong năm 2022 thì mức thuế 10% của một số mặt hàng sẽ được giảm trừ còn 8%.

Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC và sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 TT 130/2016/TT-BTC, mức thuế suất 0% sẽ áp dụng với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; vận tải quốc tế và hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.

Trừ các trường hợp: Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ tài chính phái sinh; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp ra nước ngoài; tài nguyên khoáng sản xuất khẩu theo hướng dẫn của khoản 23 Điều 4 Thông tư này ; rượu bia, thuốc lá tạm nhập rồi tái xuất; hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho cá nhân không ĐKKD trong khu phi thuế quan…

Tìm hiểu về đơn vị yết giá chứng khoán, các quy định về đơn vị yết giá chứng khoán

Khi nhà đầu tư mới tham gia giao dịch chứng khoán có thể chưa hiểu được hết các khái niệm liên quan về thị trường, ...

Tìm hiểu về thuế chống bán phá giá, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào ...

Tìm hiểu hình thức đầu tư theo dòng tiền trong chứng khoán

Đầu tư chứng khoán theo dòng tiền là đầu tư vào các loại chứng khoán đang được nhiều người lựa chọn, dòng tiền đang đổ ...

Đình Trọng (t/h)