Khái niệm về doanh thu thuần, những yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu thuần

Cập nhật: 15:17 | 04/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Doanh thu thuần là yếu tố rõ ràng và dễ nhìn thấy nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ doanh thu thuần là gì, công thức, yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần.

Khái niệm doanh thu thuần

Doanh thu thuần là doanh thu thực của một công ty sau khi đã trừ đi hết các khoản chiết khấu và giảm trừ doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng hóa bị trả lại…

Doanh thu thuần là yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty sau một thời gian nhất định. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ có thể đưa ra những phương án để thúc đẩy doanh thu và phát triển công ty. Doanh thu và doanh thu thuần là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Khái niệm về doanh thu thuần, những yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu thuần
Hình minh họa

Công thức tính doanh thu thuần

Theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC thì công thức chính xác để tính doanh thu thuần là:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Hoặc cụ thể hơn là:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể doanh nghiệp – giảm giá hàng bán – chiết khấu bán hàng – hàng bán bị trả lại – thuế gián thu

Trong đó, doanh thu tổng thể của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm các loại thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả và thuế giá trị gia tăng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Giá thành: Giá tác động đến chất lượng, khối lượng của một sản phẩm. Giá thành và doanh thu tỷ lệ thuận với nhau, khi giá sản phẩm, dịch vụ tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ kéo theo doanh thu bán hàng tăng, ngược lại, khi giá giảm doanh thu cũng sẽ giảm. Giá thành cũng là một yếu tố chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Khi giá giảm khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng và khi giá tăng thì khối lượng sản phẩm có xu hướng giảm xuống.

Chất lượng dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm: Mẫu mã, kiểu dáng được khách hàng xem là yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu thụ. Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hóa đó, theo đó thì khả năng tiêu thụ và doanh thu thuần cũng thay đổi theo. Khi sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, người bán có thể bán ở giá cao, chất lượng không đạt thì giá thành sản phẩm sẽ thấp. Thông qua chất lượng của sản phẩm người tiêu dùng sẽ đánh giá được mức độ đầu tư vào chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh và từ đó quyết định mức độ tin cậy của người dùng với doanh nghiệp.

Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm: Khối lượng tiêu thụ và số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường tác động qua lại với nhau. Khi nhu cầu mua hàng lớn cùng với số lượng sản phẩm ít thì doanh thu của doanh nghiệp tăng. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất nhiều, vượt ra nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tồn kho nhiều hàng hóa, làm tăng chi phí lưu trữ.

Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ: Đa dạng kết cấu sản phẩm là cách giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Với kết cấu sản phẩm khác nhau phù hợp với đối tượng người dùng khác nhau, đáp ứng cho từng nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Do đó, kết cấu sản phẩm tiêu thụ cũng tác động lên doanh thu của doanh nghiệp.

Chính sách bán hàng: Khi doanh nghiệp áp dụng tốt các chính sách bán hàng, các hoạt động tồn, nhập, xuất được thực hiện đúng nguyên tắc, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng hóa, sản phẩm đó hơn. Đặc biệt nếu doanh nghiệp quan tâm đến thanh toán quốc tế, thu hồi sản phẩm, bên cạnh chính sách bán hàng còn cần quan tâm đến việc chuẩn bị giấy tờ, nguyên tắc, phương thức thanh toán để việc tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước diễn ra được trơn tru.

Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cao sẽ kéo theo sự phát triển và tăng trưởng của doanh thu bán hàng. Có thể khai thác thêm thị trường nước ngoài để tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa. Xem xét thị trường trước khi kinh doanh để nắm bắt nhu cầu của thị trường, từ đó tăng thị phần cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về trái phiếu ngân hàng, cách để mua trái phiếu ngân hàng

Một trong số những kênh đầu tư bạn có thể cân nhắc là trái phiếu ngân hàng. Trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư ...

Tìm hiểu về chỉ báo OBV, công thức tính chỉ báo OBV trong phân tích chứng khoán

Chỉ báo OBV (chỉ báo khối lượng cân bằng) là chỉ báo kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong phân tích xu ...

Tìm hiểu về tỷ suất sinh lợi, cách tính tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì số tiền chúng ta nhận ...

Minh Đức