Khái niệm về biên lợi nhuận ròng, công thức tính và ý nghĩa biên lợi nhuận ròng

Cập nhật: 09:59 | 07/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Biên lợi nhuận ròng là một thước đo lợi nhuận cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư tuyệt đối không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư hiểu hơn về biên lợi nhuận ròng.

Khái niệm

Biên lợi nhuận ròng (trong tiếng Anh - Net Profit Margin/ Net Margin). Biên lợi nhuận ròng là thu nhập ròng (net income) hoặc lợi nhuận được tạo ra tính theo phần trăm doanh thu.

Biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân.

Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.

Khái niệm về biên lợi nhuận ròng, công thức tính và ý nghĩa biên lợi nhuận ròng
Hình minh họa

Thu nhập ròng cũng được gọi là kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của một công ty hoặc lợi nhuận ròng (net profit). Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng. Thuật ngữ lợi nhuận ròng tương đương với thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh và người ta có thể sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Net Profit Margin = (lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế: Số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí bỏ ra để sản xuất, kinh doanh và thuế thu nhập của công ty.

Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế = tổng doanh thu – giá vốn hàng hóa – chi phí hoạt động và các chi phí khác – thuế – lãi suất.

Doanh thu thuần: Số tiền mà công ty thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các loại thuế (thuế xuất-nhập khẩu) và các loại giảm giá (chiết khấu thương mại, giảm giá,..)

Ví dụ: Doanh thu thuần = tổng doanh thu – chiết khấu bán hàng – hàng bị hoàn trả – hàng giảm giá – thuế gián thu.

Trong thực tế có 2 cách để tính biên lợi nhuận ròng như sau:

Cách 1: Lấy trực tiếp thông qua các số liệu có sẵn.

Cách 2: Tính dựa trên báo cáo tài chính.

Thông thường, các công ty sẽ lựa chọn cách 2 vì các số liệu dùng để tính biên lợi nhuận ròng thường nằm ở phần báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính. Nhờ vậy mà các công ty có thể tiết kiệm được thời gian tính toán.

Ba yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số biên lợi nhuận ròng

Dựa theo công thức ở trên, chúng ta có thể thấy biên lợi nhuận ròng được tính bởi hai thành tố: doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này bao gồm: Chi phí, giá thành đầu vào và thuế doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động: Chi phí càng cao thì lợi nhuận càng thấp là lẽ tất nhiên. Vì thế, nếu doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí hoạt động lớn, thì NPM sẽ càng nhỏ. Vậy nên, để biên lợi nhuận lớn, doanh nghiệp cần phải tìm cách tối ưu chi phí hoạt động.

Giá thành đầu vào: giá đầu vào của sản phẩm cũng có vai trò quyết định với chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Khi chi phí này được tối ưu thì lãi ròng của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Vậy nên doanh nghiệp nên tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau, sao cho tối ưu được chi phí giá đầu vào xuống thấp nhất.

Thuế doanh nghiệp: Thuế doanh nghiệp và trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công ty. Do đó, đây là chi phí cố định, không thể tối ưu.

Hạn chế của khi sử dụng biên lợi nhuận ròng

Có hai hạn chế cực lớn khi nhà đầu tư sử dụng chỉ số NPM để đánh giá doanh nghiệp:

Chỉ có hiệu quả khi so sánh những doanh nghiệp cùng ngành

Trên thực tế, tỷ suất biên lợi nhuận ròng chỉ phù hợp để so sánh những công ty cùng một ngành. Do đó, hạn chế lớn nhất của chỉ số này là không dùng được với các doanh nghiệp khác nhau. Bởi mỗi ngành sẽ có những đặc trưng khác nhau. Điều này tạo nên sự chênh lệch khác biệt trong doanh thu và lợi nhuận.

Ví dụ, các công ty trong ngành ô tô có thể báo cáo tỷ suất lợi nhuận cao nhưng doanh thu lại thấp hơn so với một công ty trong ngành thực phẩm. Một công ty trong ngành thực phẩm có thể cho thấy tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, nhưng doanh thu cao hơn.

Vì vậy, chúng ta không thể so sánh NPM giữa doanh nghiệp nói trên, sau đó rút ra kết luận doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn. Ta chỉ nên so sánh các công ty trong cùng lĩnh vực có mô hình kinh doanh tương tự.

Không sử dụng đánh giá độc lập

Tỷ suất lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp thấp không đồng nghĩa với việc công ty hoạt động kém hiệu quả. Và tỷ suất lợi nhuận ròng cao cũng không phải do doanh nghiệp có dòng tiền cao. Vì vậy, việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng mình chỉ số biên lợi nhuận ròng khó phản ánh chính xác. Nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều chỉ số tài chính khác nữa để đảm bảo kết quả hơn.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng

Giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá, so sánh các công ty cùng ngành bất kể quy mô nhằm thấy được hiệu quả kinh doanh và mức độ cạnh tranh của các công ty với nhau.

Đo lường mức thu nhập ròng được tạo ra theo phần trăm doanh thu đạt được.

Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phản ánh tình trạng “sức khỏe tài chính” và khả năng sinh lời của công ty bằng cách theo dõi sự thay đổi của chỉ số Net Profit Margin. Từ đó, công ty sẽ xem xét liệu phương án kinh doanh hiện tại có hiệu quả hay không và tiến hành dự đoán lợi nhuận dựa trên doanh thu.

Sử dụng để thay thế cho chỉ tiêu “Lợi nhuận ròng” để đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của công ty.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Khái niệm về hệ số D/E, cách tính hệ số D/E

Hệ số D/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cấu trúc tài chính và nguồn ...

Khái niệm về tỷ giá hối đoái, vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế

Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước gia tăng. Chính vì vậy mà khái ...

Khái niệm về chỉ số PEG, cách tính chỉ số PEG trong chứng khoán

Chỉ số PEG là chỉ số định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định những cổ phiếu tiềm năng.

Minh Đức