Khắc phục nghẽn lệnh sàn HOSE: Cần loại bỏ những giải pháp "nửa mùa"

Cập nhật: 16:59 | 18/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Đến thời điểm này, việc nhận trách nhiệm cụ thể về tình trạng nghẽn lệnh kéo dài trên HOSE của các cá nhân, tổ chức… vẫn chưa thực sự rõ ràng. Phát triển thị trường chứng khoán, xa hơn là "giấc mơ" trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM đòi hỏi nhiều yêu cầu về thể chế, cơ chế, hạ tầng kỹ thuật, sản phẩm, nhân sự… và cũng không kém quan trọng là yếu tố tinh thần, mà trong đó có sự quan tâm, thiện chí, thái độ và trách nhiệm.

Từ HoSE nhìn về “giấc mơ” trung tâm tài chính quốc tế

Chất lượng giao dịch đang "biến dạng"

Đã thành thói quen, cứ đến đầu giờ chiều phiên giao dịch hàng ngày, nhà đầu tư lại chuẩn bị "tâm thế" sàn của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) nghẽn, mà từ họ gọi vui dân dã là "rút phích".

Đã khoảng ba tháng trôi qua, tình trạng trên vẫn chưa thể xác định cụ thể thời điểm khắc phục được. Dần dà, nhà đầu tư cũng phải làm quen, tự tìm cách thích nghi và ứng xử cho riêng mình. Nhưng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một quãng biến dạng kéo dài chưa có điểm kết. Điều này trở nên quan trọng trong mắt của các tổ chức quốc tế.

Không chỉ bên ngoài, các tổ chức đầu tư quốc tế đang ở tại trường chứng khoán Việt Nam cũng đang phải sống chung với sự méo mó trên. Ít nhất, điều kiện đầu tư tưởng như tối thiểu đã thay đổi. Điển hình như, thông lệ nhiều năm qua, các kỳ tái cơ cấu của các quỹ, giao dịch lô lớn tập trung vào các đợt khớp lệnh đóng cửa (ATC) trên HOSE. Với tình trạng đơ nghẽn ba tháng qua và trước mắt, hoạt động tái cơ cấu này là bất khả thi.

Giao dịch tái cơ cấu các quỹ trước đây phổ biến các lệnh đến hàng triệu đơn vị tập trung ở đợt ATC, và lệnh giao dịch đối ứng cũng quy mô rất lớn. Nhưng nay, từ hàng triệu đơn vị "đấu súng" như trước đây, trên sàn HOSE chủ yếu chỉ lọt được các lô lệnh rất nhỏ.

Không nói đâu xa, ngay phiên ngày 17/3 với tình trạng đơ quen thuộc vào buổi chiều, lệnh ATC và khớp được tại hàng loạt cổ phiếu lớn trong rổ VN30 chỉ lẻ tẻ 300 - 400 đơn vị. Như tại BID có 400 đơn vị; BVH và MWG hay GAS chỉ đúng tối thiểu lô 100 đơn vị hay tại VCB cũng chỉ cần lọt lô 300 đơn vị cũng đã đủ để "đổi màu" giá cổ phiếu…

Với thực trạng trên, từ sự biến dạng về lượng, thay đổi về chất cũng dễ dàng trở nên bị méo mó. Từ khi "rút phích" cho đến lúc đóng cửa, giá cổ phiếu có thể không còn phản ánh được tinh thần của phiên, mà tùy thuộc vào một vài lô lệnh nào đó lọt được vào hệ thống và khớp.

Như trên, tình trạng biến dạng kéo dài và chắc chắn không tránh khỏi con mắt của các tổ chức quốc tế nhìn vào và đánh giá. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang "mơ" về việc thiết lập được một trung tâm tài chính quốc tế.

5308-giao-dych

Khi gốc rễ chưa bền

TS. Trương Văn Phước, thành viên chuyên trách Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nói rằng, Việt Nam đang nhầm lẫn giữa việc xây dựng và phát triển hạ tầng vật chất với hạ tầng cơ chế. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế có tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của giới tài chính, đầu tư quốc tế hay không.

Yếu tố hạ tầng vật chất có vai trò quan trọng, như là một yêu cầu tối thiểu. Ở đây, hạ tầng giao dịch tại HOSE với tình trạng đơ nghẽn dẫn đến biến dạng nói trên là một "cú đánh" vào "giấc mơ" xây dựng và phát triển TP. HCM trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.

Một chuyên gia khác nhìn nhận rằng, khi tình trạng hạ tầng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu tư và thậm chí là cả kết quả đầu tư của nhà đầu tư sẽ là điều tối kỵ khi nói đến việc thu hút giới đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

HOSE mới đây đã cho biết, đã nhận được văn bản đề nghị chuyển giao dịch cổ phiếu từ đơn vị này sang Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) của CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC) và CTCP Bibica (BBC).

Mới nhất, HĐQT CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG) đã thông qua việc chuyển giao dịch tạm thời cổ phiếu VFG từ HOSE sang HNX.

Như vậy, HNX dự kiến sẽ tiếp nhận thêm khoảng 65 triệu cổ phiếu, gồm gần 18 triệu cổ phiếu NSC, hơn 15 triệu cổ phiếu BBC, 32 triệu cổ phiếu VFG.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) và Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) đã thông tin về kế hoạch chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX.

Quyết định chuyển sàn giao dịch của các doanh nghiệp được đưa ra trong bối cảnh hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HOSE chưa xử lý được dứt điểm, đặc biệt là trong các phiên giao dịch có thanh khoản đạt mức 15.000 - 16.000 tỷ đồng.

5346-cv
Nhiều nhà đầu tư bị thiết hại vì nghẽn lệnh 3 tháng nay

Về kế hoạch xử lý tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HOSE, Bộ Tài chính và Tập đoàn FPT đều cho rằng giải pháp áp dụng hệ thống phần mềm đang được vận hành tại HNX cho hệ thống giao dịch tại HOSE có thể xử lý dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh khi giao dịch chứng khoán. Thời gian để triển khai và hoàn thiện hệ thống phần mềm này là 3 - 4 tháng.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT – khẳng định quyết tâm cùng Bộ Tài chính xây dựng giải pháp tháo gỡ tình trạng nghẽn mạng trong giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE trong thời gian nhanh nhất.

Còn ông Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính – cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính và Sở Giao dịch Chứng khoán chủ động phối hợp với Tập đoàn FPT để triển khai thực hiện với yêu cầu không gây gián đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư.

Và... những nghịch lý chính sách

Dù phải nhờ HNX “cứu” bằng cách tiếp nhận một số cổ phiếu chuyển sàn nhưng hành động thực tế của HOSE lại cho thấy sự nghịch lý.

Cụ thể, cùng lúc với việc tạm ngừng giao dịch của 65 triệu cổ phiếu của ba doanh nghiệp nói trên thì HOSE cũng chấp thuận cho 1,2 tỷ cổ phiếu của Seabank và 34,8 triệu cổ phiếu từ Công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa vào giao dịch ngày 24/3 tới.

Chưa kể cách đây ít ngày HOSE cũng đã đưa 18 triệu cổ phiếu của CTCP giấy Hoàng Hà Hải Phòng và hơn 15,1 triệu cổ phiếu của cổ phần thép VICASA vào giao dịch.

Dễ nhận thấy, số lượng cổ phiếu đăng ký chuyển đi để “giải cứu” cho HOSE chiếm tỷ lệ rất nhỏ so hàng tỉ cổ phiếu lại sắp được “chất” thêm lên sàn này. Với cơ cấu hoán đổi như vậy nhiều nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi việc chuyển sàn có thực sự mang lại hiệu quả và đạt mục đích thông nghẽn cho HOSE hay không? Hay phương án này chỉ là một giải pháp tình thế nhằm giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư trong bối cảnh nghẽn lệnh ngày càng trầm trọng.

Hiện vẫn chưa có tiêu chí cụ thể về các cổ phiếu sẽ phải “chuyển nhà”, nhưng nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ gây ra không it sự xáo trộn, thiệt thòi cho doanh nghiệp. Một vấn đề khác cũng được dư luận khá quan tâm là việc cần chuyển đi bao nhiêu mã mới đủ giảm tải cho HOSE, và liệu có chắc sẽ giúp thay đổi được tình trạng giao dịch hiện nay?

Tại văn bản của UBCKNN ban hành về phương án chuyển sàn có nhắc đến việc giải quyết cho “doanh nghiệp có nguyện vọng”. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nguyện vọng “xuống hạng” để giảm tải cho HOSE thì ở chiều ngược lại vị trí họ dời đi lại được lấp vào một doanh nghiệp khác với khối lượng cổ phiếu lớn hơn là một nghịch lý.

Chưa kể, khi niêm yết trên HOSE, doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng gửi gắm rất nhiều kỳ vọng. Nay bị chuyển ngược thì ai sẽ bù đắp giá trị kỳ vọng? Và tiêu chí nào cho các cổ phiếu bị chuyển sàn để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp?

Nhìn tổng quan, việc di dời, sắp đặt lại cổ phiếu giữa các sàn giao dịch cũng hướng đến một mục đích “thông nghẽn” cho HOSE trong thời gian chờ hệ thống giao dịch mới hoàn thiện. Tuy nhiên khi doanh nghiệp đã chấp chuyển ngược sàn nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề, trong khi vị trí để lại được bổ sung một doanh nghiệp khác thì lợi ích của người ra đi đang phần nào bị xâm lấn.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 18/3/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như FMC, CNG, VNE, VTH… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Khả năng HOSE áp dụng nâng lô tối thiểu từ 100 - 1.000 cổ phiếu là rất cao

Liên quan đến thông tin Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đang tham khảo ý kiến về việc nâng lô giao dịch chứng ...

Cổ phiếu ngân hàng lập công giúp VN-Index chạm mốc 1.200: Khối ngoại vẫn chưa dừng bán

VN-Index chính thức cán mốc 1.200 điểm sau nhiều tháng "lập kế hoạch". Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 18/3/2021, khối ngoại vẫn chưa ...

Quốc Trung T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm