IFC tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng đối tác tại Việt Nam

Cập nhật: 15:29 | 21/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - IFC, tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới và là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới. là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi. Tổ chức này đã nâng hạn mức tài trợ cho 4 ngân hàng ABBank, TPBank, VIB và VPBank trong bối cảnh dịch Covid-19.    

ifc tang han muc tai tro thuong mai cho 4 ngan hang doi tac tai viet nam

[Cập nhật] Tỷ giá Euro hôm nay 21/2: Tiếp tục giảm thấp

ifc tang han muc tai tro thuong mai cho 4 ngan hang doi tac tai viet nam

Ngân hàng trung ương các nước tung gói kích thích kinh tế trước dịch cúm Covid-19

ifc tang han muc tai tro thuong mai cho 4 ngan hang doi tac tai viet nam

VIB là 1 trong 4 ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức IFC tăng hạn mức tài trợ thương mại.

(Ảnh minh họa)

Dịch Covid-19 lan rộng đã gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Để giúp chủ động ứng phó với tình hình, IFC đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bằng việc gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng thương mại đang là khách hàng của IFC, bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Tổng hạn mức mới 294 triệu USD sẽ cho phép các ngân hàng nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các công ty trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"VIB hoan nghênh sáng kiến kịp thời và có ý nghĩa này nhằm giúp chủ động đối phó với những khó khăn về thanh khoản cũng như xu hướng giảm thiểu rủi ro thường thấy trong giai đoạn đầy thử thách này", ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết.

Sáng kiến này hưởng ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi dịch cúm virus corona, đặc biệt những doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng và thương mại.

"Với kinh nghiệm toàn cầu của IFC trong ứng phó một số cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ, quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mại là nỗ lực nhằm bảo đảm duy trì thương mại trong giai đoạn đầy thách thức này. Hạn mức tài trợ thương mại tăng lên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài trợ thương mại, nhờ đó giảm nhẹ tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam và khu vực tư nhân", ông Mehmet Mumcuoglu, Giám đốc Khối Định chế Tài chính IFC khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết.

Theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, "Hành động của IFC, một phương thức hiệu quả để giúp đảm bảo khả năng ứng phó, thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi đối với các ngân hàng đối tác trong nước cũng như các cam kết của IFC về cải thiện nền kinh tế Việt Nam."

Nối tiếp công cụ tài trợ thương mại linh hoạt và có thể triển khai nhanh chóng này, IFC sẽ cân nhắc các can thiệp mở rộng khác để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động kinh tế của Covid-19 và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Thu Thủy