Hướng xử lý nào khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thất bại?

Cập nhật: 14:27 | 04/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Kết quả công tác cổ phần hóa năm 2016 - 2020, tổng giá trị thực tế bán được là 22.748 tỷ đồng, chỉ đạt 23% kế hoạch dự kiến bán.

BSR, PLX, PLC, PVS, PVT được dự báo tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận trong quý II/2021
Vượt khó năm COVID-19 thứ nhất, loạt doanh nghiệp ngành dược sắp chia cổ tức “khủng” bằng tiền
2138-habeco
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN)

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ diễn ra ngày 3/6, có ý kiến cho rằng hai năm cuối của nhiệm kỳ chính phủ, mục tiêu cổ phần hoá gần như thất bại. Ví dụ như Habeco, một doanh nghiệp rất lớn có trong danh mục doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng liên tục bị dừng tiến độ. Hướng xử lý của nhà nước về vấn đề cổ phần hóa này sắp tới sẽ như thế nào.

Trả lời câu hỏi của báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu tiếp tục thực hiện, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và tập trung giữ vững những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh,..

Ngoài ra nhà nước sẽ củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Ví dụ như Viettel là tập đoàn Nhà nước rất mạnh hoặc một số tập đoàn, tổng công ty khác.

Căn cứ chủ trương của Đảng, ông Sơn cho biết hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng những tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước để làm cơ sở cổ phần hoá, thoái vốn cho các doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng tổng kết giai đoạn trước.

Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu tiêu chí sắp xếp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và thoái vốn với tinh thần để các doanh nghiệp mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016 – 2020, đã có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng.

Tổng giá trị dự kiến bán cho các đối tượng là 98.748 tỷ đồng, tương đương 48% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kết quả, tổng giá trị thực tế bán được là 22.748 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đánh giá về công tác cổ phần hóa giai đoạn 2016 – 2020, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, việc cổ phần hóa đã vượt kế hoạch về số lượng, giá trị cổ phần nhà nước bán được đạt 11%, nhiều hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (8%).

Thoái vốn đạt kết quả tốt, có nhiều thương vụ thoái vốn hiệu quả cao như tại Vinamilk, Sabeco...

Minh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm