HPG, NKG, HSG và loạt cổ phiếu thép bắt đầu “vào sóng”

Cập nhật: 12:48 | 09/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu thép là một trong những nơi "trú ẩn" an toàn cho dòng tiền trong thời điểm hiện tại.

3230-vao-song
Ảnh minh họa

Biến động cổ phiếu ngành thép

Sau chuỗi ngày giảm sâu, nhóm thép trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền khi đồng loạt "xanh tím" trong 2 phiên đầu năm Nhâm Dần. Kết phiên giao dịch 8/2, nhóm thép và bank là điểm sáng giúp VN-index lấy lại mốc 1.500 điểm trong phiên giao dịch 8/2.

Cổ phiếu HPG của ông lớn ngành thép Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tăng 5,8% lên mốc 45.550 đồng/cổ phiếu, thanh khoản tăng mạnh lên mức 26,5 triệu đơn vị.

Cổ phiếu NKG của CTCP Thép Nam Kim cũng tím ngắt với giá 35.050 đồng/cp cùng thanh khoản hơn 6,2 triệu cổ phiếu (dư mua trần hơn 700 nghìn đơn vị).

Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng trần lên mức 34.100 đồng/cp với thanh khoản khoảng 6,9 triệu đơn vị (dư mua giá trần gần 1 triệu đơn vị, trắng bên bán).

Một số cổ phiếu thép khác cũng rủ nhau vút bay chuyển tím như TLH, SMC, TIS , POM.

Sang đến phiên sáng hôm nay (9/2/2022), cổ phiếu ngành thép vẫn rất khả quan với chủ đạo là những màu xanh lá.

Trước đó, trong phiên giao dịch 24/1, các cổ đông thép có một phen xanh mặt khi nhiều cổ phiếu dòng thép bị bán tháo, rơi xuống giá sát sàn hoặc chạm sàn, chưa biết đâu là đáy.

Cổ phiếu HPG giảm xuống giá 40.700 đồng/cổ phiếu, tương đương sụt gần 30% so với mốc đỉnh 58.000 đồng. Cổ phiếu HSG giảm sàn xuống 30.050 đồng/cổ phiếu, rớt 37% so với đỉnh 48.050 đồng. Cả cổ phiếu NKG, THL, HSV, TIS cũng chịu chung cảnh rớt giá mạnh.

Nhờ đâu cổ phiếu thép tăng?

Bàn về nguyên nhân cho đà tăng giá của cổ phiếu thép, ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCK Kiến thiết Việt Nam cho rằng có hai yếu tố chính.

Thứ nhất, sau thời gian điều chỉnh mạnh hết các cổ phiếu ngành thép đều có mức định giá hấp dẫn với mức P/E từ 5-6 lần, thấp hơn nhiều so với mức P/E chung của thị trường là trên 16 lần. Bên cạnh mức giá cổ phiếu tích luỹ chặt chẽ trong thời gian qua, thép là một trong những ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong năm 2021. Khi dòng tiền rút dần khỏi nhóm cổ phiếu đầu cơ đã tăng "nóng" lập tức sẽ tìm đến những cổ phiếu có cơ bản tốt, định giá hấp dẫn và dự báo hồi phục mạnh mẽ trong thời gian tới. Do đó, cổ phiếu thép là một trong những nơi "trú ẩn" an toàn cho dòng tiền trong thời điểm này.

Thứ hai, nhìn trong triển vọng trung hạn năm 2022, nhóm thép vẫn là ngành được hưởng lợi lớn khi Chính phủ quyết đẩy mạnh đầu tư công trong thời gian tới. Đặc biệt, nhu cầu thép thế giới hay nhu cầu thép phát triển hạ tầng trong nước dự báo sẽ gia tăng sau khi mở cửa nền kinh tế thế giới bởi dịch Covid-19 đã được khống chế. Do đó, giá thép cũng được kỳ vọng sẽ tăng sau khi điều chỉnh giảm mạnh gần 20% trong quý IV/2021. Đó cũng là động lực thu hút dòng tiền và giúp nhóm cổ phiếu thép bật tăng mạnh mẽ trong phiên vừa qua.

Ông Đỗ Bảo Ngọc nhận định "Tôi đánh giá năm 2022 vẫn là một năm khả quan đối với ngành thép khi kết quả kinh doanh dự báo vẫn duy trì tốt trên mức nền tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Về mặt bằng giá hiện tại của nhóm thép, tôi cho rằng khá hấp dẫn và "sóng" cổ phiếu này chỉ mới bắt đầu vì xu hướng tăng giá còn có thể kéo dài từ đây đến hết quý 2. Thông thường cổ phiếu thép sẽ có diễn biến tích cực trong quý 1 và quý 2 và giảm trong quý 4. Đặc biệt, nhiều công trình đầu tư công dự báo được đẩy mạnh trong tháng 2 tháng 3 sẽ là động lực cho đà bứt phá của cổ phiếu thép trong thời gian tới",.

Tuy nhiên, để chắc chắn về đà tăng của nhóm thép cần sự xác nhận của dòng tiền trong 1 -2 phiên tới.

CTCK Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra quan điểm ngành thép có thể hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi tại nội địa do nền kinh tế mở cửa trở lại và các khoản đầu tư công. Hoạt động xây dựng dân dụng có khả năng phục hồi vào năm 2022 từ mức nền thấp, thúc đẩy nhu cầu đối với thép. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thuận lợi cho ngành thép.

Mặt khác, xuất khẩu thép có thể gặp nhiều thách thức hơn sau một năm rất thành công. Việc hưởng lợi từ sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất thép thế giới có thể giảm dần do việc tiêm phòng sẽ cải thiện nguồn cung lao động tại thị trường xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về giá thép ở các thị trường này do chênh lệch giá lớn và tạo ra những bất ổn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Chứng khoán phiên sáng 9/2: VN-Index vẫn giữ được mốc 1.500 nhờ sức nóng của cổ phiếu thép

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 9/2/2022 ghi nhận nhóm ngân hàng ảm đạm về cuối phiên sáng. Từ nhóm dẫn dắt thị ...

Thị trường chứng khoán ngày 9/2/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

SSI khuyến nghị 4 mã cổ phiếu dầu khí nhà đầu tư có thể mua "lướt sóng"

Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết với chiến lược đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét ...

Trang lê

Kiến Thức Đầu Tư