Hợp đồng tương lai: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tương lai

Cập nhật: 15:11 | 21/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Hợp đồng tương lai (hay Futures contract) là một thỏa thuận để nhà đầu tư có thể mua hoặc bán tài sản với một mức giá xác định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai.

Khái niệm hợp đồng tương lai

Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.

Theo Khoản 17 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có nêu rõ khái niệm hợp đồng tương lai cụ thể là:

“Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai chỉ số) là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán”.

Hợp đồng tương lai: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tương lai
Hình minh họa

Hợp đồng tương lai, nhờ đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục được những đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa, quy định chi tiết như: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán…

Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả hai bên mua và bán, đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch toán giá, sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực tế.

Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai tương tự.

Đòn bẩy tài chính: Mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai. Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.

Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể trong hợp đồng.

Tính an toàn cao, rủi ro thấp: Cả hai bên mua bán hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Điểm khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Điểm giống:

Cả hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều là những sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh.

Là các công cụ đòn bẩy tài chính phái sinh, cả hai loại hợp đồng này đều có giá trị phụ thuộc vào giá của các tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như kim loại hay nông sản, vv.. hoặc các công cụ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, lãi suất,…

Điểm khác biệt của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn:

Tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng và giá trị tài sản cơ sở. Trong khi hợp đồng kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan và tài sản cơ sở có thể là bất cứ loại tài sản nào.

Địa điểm giao dịch và niêm yết: Hợp đồng tương lai được niêm yết trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn niêm yết trên sàn OTC.

Thời điểm thanh toán hợp đồng: Hợp đồng tương lai thanh toán lỗ lãi theo ngày. Hợp đồng kỳ hạn thanh toán vào thời điểm giao hàng.

Rủi ro và tính thanh khoản: Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp hơn hợp đồng kỳ hạn.

Tài sản thế chấp: Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị tài sản cơ sở. Hợp đồng kỳ hạn có thể là bất cứ tài sản nào.

Bù trừ và ký quỹ: Hợp đồng tương lai yêu cầu nhà đầu tư cần thực hiện ký quỹ và bù trừ theo giá thực tế hàng ngày. Trong khi, hợp đồng kỳ hạn không cần ký quỹ.

Chức năng của hợp đồng tương lai

Bảo đảm và quản lý rủi ro trong đầu tư: Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai như một cách để để giảm tối đa rủi ro. Ví dụ, người có thể bán sản phẩm của mình thông qua hợp đồng tương lai để đảm bảo họ bán được các sản phẩm ở một mức giá nhất định trong tương lai, bất chấp các sự kiện biến động hay bất lợi của thị trường. Hoặc một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu Kho bạc Hoa Kỳ để cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỉ giá được xác định trước có thể tham gia các hợp đồng tương lai với số tiền bằng với khoản thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) từ đó hạn chế được rủi ro. Thông qua hợp đồng đó, nhà đầu tư có được sự bảo đảm trước các rủi ro thiệt hại do biến động của đồng USD.

Làm đòn bẩy tài chính: Nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy thông qua cách sử dụng hợp đồng tương lai. Do các hợp đồng sẽ được thanh toán vào ngày hết hạn nên các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của mình. Ví dụ, tỷ lệ đòn bẩy là 3:1 thì so với số dư tài khoản giao dịch các nhà giao dịch ở tại một vị thế cao hơn gấp ba lần.

Giảm thiểu rủi ro: Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với các danh mục đầu tư. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai và không sở hữu tài sản cơ bản thì tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.

Đa dạng hóa tài sản: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro với các tài sản khó có thể giao dịch tại chỗ. Điển hình như các loại hàng hóa như xăng, dầu thường đòi hỏi chi phí lưu trữ và chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên thông qua việc sử dụng hợp đồng tương lai các nhà giao dịch và nhà đầu tư không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch mà có thể vào đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau.

Phát hiện giá thị trường: Thị trường tương lai có thể xem tương tự như cửa hàng một điểm đến, tại đó người mua và người bán có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản đa dạng chẳng hạn như hàng hóa (tức là khi cung và cầu cân bằng gặp nhau). Ví dụ, thay vì thông qua các tương tác giữa người mua và người bán mua tại một trạm xăng để có thể xác định được giá dầu, thì hiện nay trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, chúng ta cũng có thể dễ dàng xác định được. Đặc biệt, hợp đồng tương lai cho phép minh bạch hơn về giá và thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về lãi suất chiết khấu, yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu (discount rate) là một thuật ngữ khá quen thuộc đặc biệt là với những người quan tâm, làm việc trong ngân ...

Tìm hiểu về khái niệm đòn bẩy tài chính, công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là công cụ tuyệt vời giúp nhiều nhà đầu tư có thể tăng cao lợi nhuận kiếm được từ các khoản ...

Tìm hiểu về lệnh ATC, cách sử dụng lệnh ATC nhà đầu tư cần biết

Lệnh ATC (tiếng anh At The Close) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa dù đó là bất kỳ giá ...

Đình Trọng t/h