Hơn 21.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 5

Cập nhật: 10:25 | 11/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Tính đến ngày công bố thông tin 5/5, tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 5/2023 là hơn 21.400 tỷ đồng. Một số nhóm ngành có giá trị đến hạn lớn bao gồm bất động sản (9.600 tỷ đồng); hàng tiêu dùng (3.700 tỷ đồng); nguyên vật liệu (2.900 tỷ đồng); ngân hàng (2.500 tỷ đồng)…

Số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong tháng 4/2023, có 1 đợt phát hành riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị phát hành 2.671 tỷ đồng.

Hơn 21.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 5

Tiếp đó, tính đến ngày 5/5, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 5/5, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 31.700 tỷ đồng; trong đó, có 7 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 5.500 tỷ đồng (chiếm 17% khối lượng phát hành) và 15 đợt phát hành riêng lẻ với giá trị 26.140 tỷ (chiếm 83% khối lượng phát hành).

Với trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trong tháng 5/2023, theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX, tính đến ngày công bố thông tin 6/5/2023, các đợt mua lại mới được công bố trong tháng 5 đều được thực hiện trong các tháng trước đó. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt gần 49.500 tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022).

Tính đến ngày công bố thông tin 5/5, tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 5/2023 là hơn 21.400 tỷ đồng. Một số nhóm ngành có giá trị đến hạn lớn bao gồm bất động sản (9.600 tỷ đồng); hàng tiêu dùng (3.700 tỷ đồng); nguyên vật liệu (2.900 tỷ đồng); ngân hàng (2.500 tỷ đồng)…

Trong kỳ báo cáo, có 8 công ty công bố chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu với tổng gốc, lãi chậm trả được công bố là 1.200 tỷ đồng và 6 công ty công bố phương án tái cơ cấu, chủ yếu thông qua kéo dài kỳ hạn trái phiếu với kỳ hạn mới kéo dài thêm từ 3 tháng đến 24 tháng so với kỳ hạn ban đầu.

Theo thống kê của VNDirect, toàn thị trường có khoảng 57 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp trong danh sách của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Tổng dư nợ của các doanh nghiệp này vào khoảng 152.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,9% dư nợ trái phiếu riêng lẻ toàn thị trường. Trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán chiếm 11,1% dư nợ toàn hệ thống.

Số liệu của VNDirect cũng chỉ ra rằng, hơn 45.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong danh sách trên sẽ đáo hạn trong năm nay, chiếm khoảng 19,4% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có thể hoạt động từ tháng 6/2023

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá cao những nỗ lực của HNX và VSD trong việc ...

KQKD ngành ngân hàng quý 1/2023: Khó khăn dần hiện hữu

Cuối quý 1/2023, ghi nhận tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng thấp hơn nhiều so với quý cùng kỳ. Chất lượng tài sản ...

SGI Capital: Thị trường chứng khoán còn nhiều rủi ro, NĐT nên kiên nhẫn và chọn lọc cơ hội

SGI Capital cho rằng doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp lực trái phiếu đáo ...

Nguyên Nam (t/h)