Hơn 182 triệu cổ phiếu FPT sắp được niêm yết bổ sung từ ngày 19/7

Cập nhật: 14:04 | 10/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Kết phiên giao dịch 8/7 cổ phiếu FPT có giá 83.600 đồng/cp, tăng 9% so với đầu năm. Tuy nhiên, so với mức đỉnh lịch sử 96.290 đồng, vào giữa tháng 4, thị giá cổ phiếu này đã giảm 13,2%.

Hơn 182 triệu cổ phiếu FPT sắp được niêm yết bổ sung từ ngày 19/7

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM chấp thuận cho tập đoàn FPT (FPT Retail, HoSE: FPT) niêm yết bổ sung gần 182,8 triệu cổ phiếu từ ngày 11/7. Lượng cổ phiếu này sẽ giao dịch ngày đầu tiên vào 19/7. Số cổ phiếu trên đã được FPT phát hành trong đợt trả cổ tức 2021 tỷ lệ 20%. Vốn điều lệ tăng từ 9.142 tỷ đồng lên 10.970 tỷ đồng.

Ngoài việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, công ty cũng trả thêm bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, tức kmỗi cổ phiếu nhận thêm 1.000 đồng. Với 914 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi 914 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt, đã được thanh toán vào ngày 27/6.

Kết phiên giao dịch 8/7 cổ phiếu FPT có giá 83.600 đồng/cp, tăng 9% so với đầu năm. Tuy nhiên, so với mức đỉnh lịch sử 96.290 đồng, vào giữa tháng 4, thị giá cổ phiếu này đã giảm 13,2%.

Hơn 182 triệu cổ phiếu FPT sắp được niêm yết bổ sung từ ngày 19/7
Diễn biến giá cổ phiếu FPT thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Về kết quả kinh doanh, 5 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu thuần 16.227 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.598 tỷ đồng; lần lượt tăng 22,2% và 30,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 5, doanh thu của công ty đạt 3.236 tỷ đồng, tăng 13,6 % so với tháng 5/2021; lợi nhuận sau thuế tăng 25,1% lên 517 tỷ đồng.

Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu mảng công nghệ đạt 9.159 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 56% tổng doanh thu. Lãi trước thuế mảng này là 1.045 tỷ đồng, tăng 23,4%. Tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển đổi số là 78%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) đạt mức 70 triệu USD, chiếm 56% doanh thu từ chuyển đổi số.

Mảng xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu 7.006 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 55.6%) và APAC (tăng 57%). Thị trường Nhật Bản cũng chứng kiến sức phục hồi với mức tăng trưởng doanh thu nội tệ đạt gần 20% (tuy nhiên do đồng Yên Nhật mất giá, tăng trưởng doanh thu theo tiền đồng chỉ đạt 5.2%). Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài tăng 36.6% đạt mức 10.168 tỷ đồng.

Mảng viễn thông ghi nhận doanh thu 5.822 tỷ đồng, tăng 15,2% và chiếm 36% tổng doanh thu tập đoàn; lợi nhuận trước thuế 1.181 tỷ đồng, tăng 19,2%. Nhờ lợi nhuận từ PayTV tăng trưởng tốt, biên lợi nhuận của mảng này được cải thiện từ 19.6% lên 20.3%. Mảng giáo dục, đầu tư và khác ghi nhận doanh thu 1.245 tỷ đồng, lãi trước thuế 506 tỷ đồng, lần lượt tăng 54,1% và 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Chiến lược đầu tư cuối năm 2022: Không nên nhìn quá nhiều vào VN-Index

Chiến lược đầu tư trong 6 tháng cuối năm, bà Phương đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư rằng nên thận trọng. Vì ...

Vì sao cổ phiếu cơ bản chưa thể hồi phục trong sự biến động của chứng khoán thế giới?

Tất cả cổ phiếu tăng trưởng đều cần giai đoạn nghỉ ngơi. Thông thường, một chu kỳ tích luỹ sẽ khoảng 6 tháng cho đến ...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB tiếp tục tăng mạnh, tự doanh gom thêm EIB

Tiếp nối xu hướng của tuần trước đó, sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua (4/7 - ...

Nguyên Nam

Tin cũ hơn
Xem thêm