Hoạt đông tự doanh chứng khoán, những điều nhà đầu tư cần biết

Cập nhật: 15:18 | 01/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Tự doanh chứng khoán chính là một trong những nghiệp vụ của công ty chứng khoán ở trên thị trường. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là công ty chứng khoán tự mua lại hoặc bán đi chứng khoán cho chính mình.

Công ty chứng khoán sẽ mua bán chứng khoán cho chính mình thông qua cơ chế giao dịch khớp lệnh, thoả thuận trên các sàn chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động này là thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

Giai đoạn 2005 - 2010, tự doanh là nghiệp vụ chính và chiếm nguồn thu lớn tại các công ty chứng khoán. Đến giai đoạn khó khăn 2011 - 2015, hầu hết công ty thu hẹp nghiệp vụ này hoặc chuyên nghiệp hóa thông qua tách bạch hoạt động quản lý quỹ với hoạt động cốt lõi.

1431-ty-doanh-ck
Hình minh họa

Theo Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ được cấp phép hoạt động tự doanh khi có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng và đã được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Họ cũng buộc thông báo cho khách hàng biết nếu là đối tác trong giao dịch thoả thuận với khách hàng.

Có hai trường hợp không được xem là tự doanh gồm mua, bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch và mua, bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán. Trong trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ này, công ty chứng khoán chỉ được bán chứ không được tăng thêm các khoản đầu tư (trừ khi phải mua để sửa lỗi giao dịch, làm tròn lô lẻ hoặc thực hiện quyền liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ).

HoSE và HNX quy định lệnh tự doanh của công ty chứng khoán trong nước có ký hiệu là P, nhằm phân biệt với lệnh của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Để thực hiện tự doanh chứng khoán, các nhà đầu tư có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức giao dịch chính bao gồm:

Giao dịch trực tiếp: Là hình thức giao dịch tay đôi giữa 2 công ty chứng khoán hoặc giữa công ty chứng khoán với khách hàng hay nhà đầu tư thông qua thương lượng. Đối tượng áp dụng hình thức này là chứng khoán đăng ký giao dịch trên thị trường OTC. Một số ví dụ về thực hiện tự doanh trực tiếp như: đấu giá cổ phiếu, mua cổ phiếu OTC, thực hiện thỏa thuận cổ phiếu niêm yết, mua cổ phiếu IPO.

Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán ở vị trí khách hàng, nhà đầu tư tự đặt lệnh giao dịch mua bán chứng khoán trên Sở Giao dịch. Lệnh của các công ty chứng khoán này có thể được thực hiện với bất kỳ khách hàng không được xác định trước.

Mục đích lớn nhất của hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán là để thu được lợi tức và chênh lệch giữa giá mua giá bán trên thị trường. Với khả năng sở trường trong phân tích và lợi thế về thông tin, ngoài mục đích tích lũy các loại chứng khoán phục vụ khách hàng, các công ty chứng khoán còn có thể thực hiện tự doanh chứng khoán. Các công ty chứng khoán còn có thể thực hiện tự doanh với nhiều sản phẩm chứng khoán các như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hoán đổi ETF,…

Các công ty chứng khoán thường đầu tư chờ chênh lệch giá kể cả trong trường hợp thị trường đang suy thoái, giảm giá. Tuy nhiên, công ty chứng khoán cần phải đáp ứng các điều kiện trong luật định về quyền hạn và chức năng nhất định khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Các điều kiện này quy định các tiêu chí về vốn hoạt động, nhân viên tác nghiệp, người quản lý và cơ sở vật chất để phục vụ cho nghiệp vụ tự doanh.

Tự doanh mua ròng gần 1.060 tỷ đồng phiên 27/5, tâm điểm tại cổ phiếu PNJ, MWG, FPT

Phiên giao dịch cuối tuần qua 27/5, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 1.058,4 tỷ đồng, hoạt động mạnh nhất ...

Tự doanh chứng khoán tuần 23 - 27/5: Mua ròng 833 tỷ đồng

Thị trường đã có một tuần giao dịch với tâm lý tích cực khi VN-Index vượt thành công ngưỡng cản 1.280 điểm. Giao dịch của ...

Tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 122,4 tỷ đồng, tâm điểm DXG, BCM, VIC

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 122,4 tỷ đồng. Top10 mã bị ...

Trâm Trâm (t/h)