Hoàn thiện 6 chính sách quan trọng trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Cập nhật: 09:15 | 20/02/2024 Theo dõi KTCK trên

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)...

Sáng 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 bao gồm Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Hoàn thiện 6 chính sách quan trọng trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Ảnh minh họa

Đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước.

Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:

(1) Tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.

(2) Hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

(3) Tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.

(4) Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.

(5) Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.

(6) Quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.

Chủ tịch Quốc hội: Mọi quyết sách của Quốc hội đều phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Với mục tiêu luôn bám sát hơi thở cuộc sống, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mọi quyết sách của Quốc hội đều phải lấy ...

Ban Bí thư yêu cầu không để xảy ra tình trạng nghỉ Tết kéo dài, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp

Ngày 16/2, Ban Bí thư đã họp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư ...

Bộ trưởng Bộ Công Thương "bật mí" tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024

Tại buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết của Bộ ...

PV

Tin cũ hơn
Xem thêm