Hiệu quả tuyên truyền đối với công tác PCCC chưa cao?

Cập nhật: 16:00 | 13/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sáng 13/11, Quốc hội họp phiên toàn thể thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, cháy chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014-2018.

hieu qua tuyen truyen doi voi cong tac pccc chua cao

78 cơ sở vi phạm quy định về PCCC tại Hà Nội: HUD "đóng góp" 2 tòa

hieu qua tuyen truyen doi voi cong tac pccc chua cao

Hà Nội: Ngàn chung cư không đạt chuẩn PCCC, đề nghị khởi tố liên quan đến 5 công trình vi phạm

hieu qua tuyen truyen doi voi cong tac pccc chua cao

Vi phạm về PCCC, Hà Nội công khai danh sách 88 cơ sở công trình nhà cao tầng đang tồn tại

hieu qua tuyen truyen doi voi cong tac pccc chua cao
Toàn cảnh phiên họp

Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày cho biết: Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính gần 6.525 tỷ đồng và 6.462 ha rừng.

Như vậy, trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631 tỷ đồng và 1.615 ha rừng.

Địa bàn xảy cháy ở thành thị chiếm 60,11%, khu vực nông thôn chiếm 39,89%, cháy tại khu vực nhà dân 5.636 vụ (chiếm 42,86 %), tại cơ sở kinh tế tư nhân 4.861 vụ (chiếm 36,97%). Các vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện 6.458 vụ (chiếm 57,27%), do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt 3.291 vụ (chiếm 29,18%).

Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra 126 vụ, chiếm 0,96% tổng số vụ, làm chết 35 người, bị thương 72 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4.972,7 tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng thiệt hại do cháy gây ra.

Nguyên nhân chủ quan của các vụ cháy là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là ở quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đối với công tác PCCC còn hạn chế. Chưa làm hết trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các quy định về PCCC, đồng thời cũng thiếu cơ chế để xác định trách nhiệm của người đứng đầu. Chưa coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, chưa chú trọng công tác đầu tư, trang bị phương tiện cho hoạt động PCCC, tổ chức tập huấn cho lực lượng chữa cháy tại chỗ.

Bên cạnh đó là ý thức, trách nhiệm của một bộ phận quần chúng nhân dân đối với công tác PCCC chưa tốt, chưa nhận thức được tầm quan trọng của PCCC. Còn chủ quan, lơ là trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, đặc biệt là thiết bị điện trong sinh hoạt. Cá biệt có những trường hợp cố ý vi phạm gây mất an toàn về PCCC.

Thảo luận về Báo cáo giám sát của Quốc hội về công tác PCCC, các đại biểu Nguyễn Thanh Điền (Nghệ An), Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) nêu lên những hạn chế, khó khăn hiện nay với công tác này. Các đại biểu cũng đề xuất giải pháp, đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao kỹ năng PCCC, cứu hộ cứu nạn và thoát nạn cho nhân dân khi xảy ra cháy nổ, không coi đây là phong trào, mà là nhiệm vụ bắt buộc của các cơ quan, đơn vị, công ty, nhất là đối với các cơ sở giáo dục, nơi đông dân cư, lấy phòng cháy hơn chữa cháy, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm công trình vi phạm, công khai công trình vi phạm PCCC trên báo đài, đình chỉ các công trình vi phạm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, kiên quyết khong cho công trình xây dựng chưa đạt yêu cầu về PCCC vào sử dụng.

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) dẫn nhận định của Báo cáo giám sát cho thấy, hiệu quả tuyên truyền đối với công tác PCCC chưa cao. Người dân ít được tham gia vào công tác này. Nhiều cơ quan, công ty chủ yếu làm đối phó, làm cho có. Như vậy sao có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo Báo cáo giám sát của Quốc hội, hiện còn 2.662 công trình đã đưa vào sử dụng nhưng có nguy hiểm về cháy nổ, do chưa được thẩm duyệt về thiết kế hoặc chưa được nghiệm thu về PCCC, vậy do tiêu cực hay vấn đề gì đối với những công trình này? Nếu có hoả hoạn xảy ra thì xử lý thế nào, trách nhiệm ra sao?

“Đã có nhiều vụ cháy lớn, nhiều người chết, thiệt hại vật chất rất nghiêm trọng, nhưng xử lý trách nhiệm vấn đề này thời gian qua như thế nào?”, đại biểu Xuân đặt câu hỏi.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm ban hành, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực PCCC, bởi còn nhiều văn bản không theo kịp thực tiễn đời sống. Đồng thời, có giải pháp chấn chỉnh tình trạng kiểm tra của cơ quan PCCC là “chỗ triệt, chỗ để” nếu công trình đó mua thiết bị đúng nơi cán bộ PCCC giới thiệu, nếu mua không đúng thì sẽ bị làm khó dễ.

Một số đại biểu khác thì chỉ rõ những bất cập, hạn chế hiện nay. Đó là, tình trạng cơ quan chức năng khẳng định làm tốt công tác tuyên truyền thì người dân nói không biết, cơ quan chức năng nói kiểm tra tốt nhưng khi xảy ra cháy mới truy trách nhiệm, lúc ấy lại có khi lại đổ lỗi cho nhau.

Anh Khang T/h