Hệ số trượt giá Bảo hiểm xã hội 2025: Những thay đổi đáng chú ý người lao động cần biết

21/01/2025 15:34

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội (BHXH), hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo giá trị thực tế của tiền lương và thu nhập mà người lao động đã đóng góp vào quỹ BHXH. Hệ số này giúp cân bằng giá trị tiền tệ qua các giai đoạn, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát và mất giá đồng tiền.

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người tham gia. Thông qua việc áp dụng hệ số trượt giá, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH sẽ được điều chỉnh phù hợp với biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), qua đó bù đắp sự mất giá của đồng tiền và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH.

Ảnh minh họa

Cách tính hệ số trượt giá BHXH

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng tương ứng như sau:

(1) Hệ số điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH)

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%)

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

(2) Hệ số điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH)

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%)

Trong đó:

- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025

Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, ban hành hành ngày 10/1/2025. Theo đó tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định hệ số trượt giá BHXH từ ngày 1/1/2025.

(1) Hệ số trượt giá tiền lương tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH):

(2) Hệ số trượt giá thu thập tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH):

Sơn Tùng

    Nổi bật
        Mới nhất
        Hệ số trượt giá Bảo hiểm xã hội 2025: Những thay đổi đáng chú ý người lao động cần biết
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO