Hành vi buôn bán, sử dụng pháo nổ sẽ bị xử lý ra sao?

Cập nhật: 15:38 | 05/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tác hại của việc đốt pháo dường như ai cũng biết, nhưng những hành vi buôn bán, vận chuyển vẫn còn tồn tại. Dưới góc độ pháp luật, hành vi mua bán, kinh doanh và sử dụng các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự) hoặc Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190). 

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao

Hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao

Lái xe có sử dụng rượu bia rồi gây tai nạn, xử lý thế nào?

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao

Lấy sổ đỏ của nhân viên vay nợ ngân hàng cho công ty xử lý thế nào?

Bắt giữ 2 vụ, 4 học sinh mua bán pháo nổ trái phép

Trong đợt cao điểm trấn áp tội phạm trước trong và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Công an huyện Yên Bình đã bắt giữ 2 vụ, 4 học sinh buôn bán pháo nổ trái phép với 19 kg pháo nổ có xuất xứ từ Trung Quốc.

Cụ thể, vào 14h30 phút ngày 17/12, tại thôn Đồng Tiến, xã Yên Bình, Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Yên Bình đã phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng học sinh đang có hành vi mua bán pháo nổ trái phép. Lực lượng chức năng đã thu giữ 1 bao tải màu đen, bên trong có 5 hộp đựng pháo đều được bọc bằng giấy có nhiều chữ nước ngoài. Mở rộng điều tra, Công an huyện Yên Bình đã khám xét khẩn cấp và thu giữ thêm 3 hộp pháo. Qua trưng cầu giám định, số pháo thu giữ có tổng trọng lượng 11,6kg, đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trước đó, vào hồi 13h ngày 29/11 tại thôn Đoàn Kết, xã Cẩm Ân, Đội Cảnh sát Điều tra về kinh tế và ma túy, Công an huyện Yên Bình cũng đã phát hiện và bắt quả tang 2 học sinh đang có hành vi mua bán pháo nổ trái phép với tang vật thu giữ là 1 bao tải màu trắng bên trong có chứa 4 hộp có các ký tự nước ngoài và 30 quả pháo lựu đạn. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã trưng cầu giám định, xác định tổng khối lượng pháo nổ là 7,4kg, do Trung Quốc sản xuất.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Yên Bình đã khởi tố 2 vụ án và khởi tố 4 bị can về hành vi buôn bán hàng cấm.

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao
Dịp Tết Nguyên đán là cao điểm của tội phạm mua bán, vận chuyển pháo trái phép. Ảnh minh họa

Tại địa phương khác, vào hồi 16h45 phút ngày 12/12/2019 Công an huyện Cao Lộc phối hợp cùng Trạm kiểm soát liên ngành Dốc quýt đang làm nhiệm vụ tại thôn Thâm Mò, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn phát hiện bắt quả tang đối tượng Lê Đăng Hiển đang đi trên xe ô tô BKS 29A.334.50 vận chuyển hàng cấm. Tang vật thu giữ trên xe gồm 46 giàn pháo hoa loại 36 quả/ giàn và loại 100 quả/ giàn. Tổng trọng lượng 70 kg. Hiển khai nhận: mua số pháo trên từ Trung Quốc về Việt Nam để đốt vào dịp Tết.

Tai nạn không đáng có

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong các dịp Tết Nguyên đán có rấy nhiều trường hợp bị thương tích do pháo nổ. Trong đó có nhiều nạn nhân phải nhập viện điều trị, thậm chí có trường hợp phải tháo khớp do ngón tay bị dập nát. Theo khuyến cáo của bác sĩ Ngô Tuấn Hưng (Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia), các trường hợp tai nạn có liên quan đến pháo thường xảy ra ở cùng lứa tuổi thanh thiếu niên, là do các em tham khảo hướng dẫn tự chế trên mạng internet, rồi tự tìm kiếm hoặc mua vật liệu về điều chế. Điều đáng lo là những tổn thương do phỏng thuốc pháo thường gây phù nề tiến triển nhanh, cản trở hô hấp gây suy hô hấp. Trong trường hợp bị phỏng vùng mặt cổ, khi khỏi có thể để lại di chứng về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng về sau. Nếu phỏng ở hai tay và bàn tay có thể để lại di chứng sẹo co kéo làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, học tập hoặc và lao động sau này. Do đó nhà trường và gia đình cần giáo dục và phòng ngừa thanh thiếu niên không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ để tránh gây thương vong cho mình và cho người khác.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Dũng, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học y dược Shingmark, những vết thương do pháo nổ có cách xử lý khác so với vết thương dập bàn tay thông thường, vì hóa chất của pháo dính vào trong vết thương. Do đó, để sơ cấp cứu những trường hợp bị tổn thương do pháo nổ, trước hết cần loại bỏ mảng bám do hóa chất, pháo hay chất bẩn dính vào vết thương rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị. Bên cạnh đó, vết thương bàn tay rất phức tạp, dễ để lại di chứng nên tùy tình hình vết thương, bệnh nhân được phẫu thuật theo chuyên ngành phù hợp.

Bác sĩ Hoàng Minh Thắng, Khoa Phẫu thuật Chấn thương chi trên và y học thể thao, Bệnh viện Việt Đức, cho biết ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã phẫu thuật cắt cụt ngón 3,4,5 tới khối tụ cốt bàn tay, đặt lại khớp bàn thang ngón 1, kết hợp xương bàn ngón 2. Do đây là chấn thương trực tiếp, tai nạn do hỏa khí, chấn thương dập nát nên thường khó bảo tồn chi thể và việc trồng lại ngón tay rất khó. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những tình trạng tắc mạch sau chấn thương và phần chi thể theo dõi bị hoại tử sẽ phải mổ nhiều lần. Thậm chí, với phần chi thể được bảo tồn thì chức năng cầm, nắm của bàn tay sau này cũng rất kém.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm có nhiều trường hợp nghịch pháo dẫn đến chấn thương và chủ yếu là chấn thương bàn tay, nhiều bệnh nhân phải cắt cụt một phần chi thể. Phần lớn nạn nhân là học sinh, sinh viên bị tai nạn do chưa nhận thức được mối nguy hiểm và tác hại của việc tự chế thuốc gây nổ.

Bị xử lý hình sự khi nào?

Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.

Theo Điểm b và Điểm d, Phần 1 Mục III của thông tư, người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm. Nếu mua bán trái phép pháo nổ qua biên giới thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vật phạm pháp (pháo nổ) có số lượng từ 10kg trở lên hoặc dưới 10kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Số lượng pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg (được coi là số lượng lớn); Số lượng pháo nổ từ 50kg đến dưới 150kg (được coi là số lượng rất lớn) Số lượng pháo nổ từ 150kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn).

Theo quy định, không chỉ hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (hay còn gọi là đốt pháo) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm. Nếu hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý hành chính

Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

"... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép......

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ......

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này....".

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao
Hình minh họa

Tuyên truyền về phòng, chống pháo nổ

Hơn một thập kỷ qua, kể từ khi Chính phủ đưa ra Chỉ thị số 406/TTg về việc cấm tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo thì tình trạng pháo nổ đốt công khai không còn nữa. Cũng có những hoài cảm về tiếng pháo đêm Giao thừa nhưng trên thực tế thì đốt pháo hại nhiều hơn lợi. Tiếng pháo khổ cho người già, trẻ nhỏ và cả phụ huynh của các bé phải bồng bế, vỗ về vất vả. Chưa kể còn rất nhiều vụ tai nạn, những hệ lụy khủng khiếp từ pháo. Chưa kể, nhiều người đâu chỉ đốt pháo giờ khắc Giao thừa, họ đốt từ nhiều ngày trước, đốt khi vui, khi phấn khích khiến hàng xóm đinh tai, nhức óc.

Khi bị cấm, đốt pháo là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn quá nhiều nguy hại cho cộng đồng. Do thành phần chủ yếu của pháo là thuốc nổ, thuốc súng, khi đốt phát nổ lớn kèm theo nhiều khói và mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh. Nguy hiểm nhất là những cửa hàng, kho chứa pháo không khác gì một quả bom, có thể phát nổ gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Còn nữa, việc đốt pháo gây tốn kém, lãng phí, cũng giống như tục đốt vãng mã tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Việc sử dụng pháo không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của người đốt và người khác.

Tuy nhiên, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, tình hình vi phạm về sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, TTATXH. Đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh, do hiếu kỳ, muốn chứng tỏ bản thân, nhận thức pháp luật còn hạn chế nên nhiều em đã có hành vi vi phạm. Mặc dù các tổ chức chính trị, xã hội, các ban, ngành, đoàn thể cũng như cấp ủy, chính quyền các địa phương thường xuyên quan tâm, phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Có thể thấy, hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm về mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo vẫn còn khá nhiều. Một số học sinh chỉ vì muốn kiếm tiền nhanh từ việc buôn pháo để rồi vướng vào vòng lao lý; có em chỉ vì hiếu kỳ, muốn chứng tỏ bản thân nên đã mua pháo về đốt. Đối tượng vi phạm chủ yếu là những thanh niên mới lớn, ít có sự quan tâm, giáo dục, quản lý từ phía gia đình. Một phần nữa là do sự lỏng lẻo của cơ quan chức năng khi để pháo lọt qua các cửa khẩu, biên giới tuồn vào địa bàn.

Trước tình hình đó, nhằm giúp các em hiểu rõ việc sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ là vi phạm pháp luật, gây mất ANTT, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và gây nên cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản, thời gian qua, Công an các tỉnh trong cả nước đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, thu hồi pháo; tích cực phát hiện, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo, kiên quyết không sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán.

Tại buổi tuyên truyền phòng, chống pháo nổ ở Trường THPT Hà Huy Tập (Nghệ An) vào ngày 22/12/2018 vừa qua, học sinh đã được phổ biến các nội dung của Pháp lệnh số 16/2011/UBTV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo cũng như một số tác hại do pháo nổ, vật liệu nổ và công cụ tự chế gây ra. Qua công tác tuyên tuyền, giúp các em nâng cao ý thức, tích cực vận động người thân và những người xung quanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tham gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống pháo nổ.

Thầy giáo Trần Cao Cương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập chia sẻ: Đây là hoạt động rất cần thiết và có ý nghĩa, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, không mua bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo nổ; không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép. Từ đó, mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền người thân, gia đình, quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Để học sinh không vi phạm về sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị và nhà trường thì gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, chính mỗi người dân phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để làm tấm gương cho thế hệ thanh, thiếu niên noi theo.

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình, TP.HCM), pháp luật đã ban hành Thông tư 06 và Nghị định 36 nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tự chế tạo pháo bằng mọi hình thức. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào định lượng, số lượng nhất định để có các biện pháp chế tài, xử phạt về mặt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Mặt khác, pháo nổ cũng thuộc danh mục hàng hóa cấm sản xuất, buôn bán. Do đó, người có hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 185 năm 2013, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại điều 190 và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Luật sư Hùng khuyến cáo thời điểm gần Tết ai cũng muốn sum họp gia đình, nên để được hưởng trọn niềm vui ngày Tết, các cá nhân không nên tham gia hoạt động gây nguy hiểm có liên quan đến pháo nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao Hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

TBCKVN - Độc giả hỏi: Gia đình tôi nhận được giấy báo của công an về việc đã tạm giữ anh tôi về tội "Cưỡng ...

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao Lái xe có sử dụng rượu bia rồi gây tai nạn, xử lý thế nào?

TBCKVN - Ngày 2/5, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham ...

hanh vi buon ban su dung phao no se bi xu ly ra sao Hành vi mua - bán hóa đơn bị xử lý thế nào?

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi mở một quán ăn uống nhưng chưa đi vào hoạt động, mọi thủ tục tôi đã làm đầy đủ. ...

Nguyễn Thanh (t/h)