Hàng không hồi phục, ACV lãi tăng gần gấp đôi trong quý I, mỗi ngày kiếm ngót nghét 20 tỷ đồng

Cập nhật: 09:23 | 06/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong bối cảnh ngành hàng không đang sáng dần lên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt hơn 4.700 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.600 tỷ.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 4.728 tỷ đồng, tăng 2.620 tỷ, tương ứng tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, giá vốn hàng bán của Cảng hàng không Việt Nam tăng 23%, thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần nên công ty lãi gộp 2.939 tỷ đồng. Biên lãi gộp trong kỳ đạt 62,2%, cải thiện nhiều so với 31,1% của cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tài chính của Cảng hàng không Việt Nam giảm 37% về 416 tỷ đồng do không phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kì.

Trong khi đó, chi phí tài chính nhảy vọt gấp gần 37 lần cùng kỳ lên 792 tỷ (do lỗ chênh lệch tỷ giá), còn chi phí bán hàng tăng 2,3 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,4 lần do tăng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết quả, Cảng hàng không Việt Nam báo lãi sau thuế 1.635 tỷ đồng, tăng 87% so với quý I/2022.

Năm 2023, Cảng hàng không Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu 18,414 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 8,448 tỷ đồng. Với kết quả quý 1/2023, ông lớn cảng hàng không Việt Nam thực hiện được 26% kế hoạch doanh thu và 19% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam báo lãi hơn 1.600 tỷ đồng trong quý I trong bối cảnh ngành hàng không khởi sắc.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam báo lãi hơn 1.600 tỷ đồng trong quý I trong bối cảnh ngành hàng không khởi sắc.

Ngoài ra, năm nay Cảng hàng không Việt Nam còn dự kiến tập trung nguồn lực thực hiện các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành giai đoạn 1, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng Cảng hàng không Điện Biên, mở rộng nhà ga T2 Nội Bài, nhà ga T2 Cát Bi trong năm 2023.

Cuối quý 1/2023, Cảng hàng không Việt Nam còn 1.500 tỷ đồng tiền mặt và 29.600 tỷ đồng tiền gửi dưới 12 tháng.

Công ty còn có một số khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với tổng trị giá 5.100 tỷ đồng, trong đó đã trích lập 1.500 tỷ đồng. Các khoản nợ này chủ yếu từ các hãng hàng không Việt Nam.

Quý I, các hãng tàu bay như Vietjet (VJC) có lãi trở lại với 168 tỷ đồng, Vietnam Airlines (HVN) lỗ sau thuế 37 tỷ đồng, thấp nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Trong khi đó, Bamboo Airways gần như đạt điểm hoà vốn. Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) nhận định, trong ngắn và trung hạn, triển vọng tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam đang chịu sự phụ thuộc lớn vào tiềm năng hồi phục của các đường bay quốc tế, đặc biệt là với thị trường Trung quốc.

Thêm vào đó, áp lực gia tăng chi phí lãi vay và doanh thu tài chính sụt giảm nhằm đáp ứng nhu cầu thu xếp nguồn vốn phục vụ cho hai dự án sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và gây áp lực lên biên lợi nhuận của ACV trong năm 2023.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch 5/5 cổ phiếu ACV đứng ở mức 77.000 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35.000 đơn vị.

ACV bão lãi kỷ lục nhờ chênh lệch tỷ giá

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM - Mã: ACV) báo lãi quý II/2022 nhiều hơn cả hai năm 2020 và 2021 cộng ...

"Gánh" hiệu suất cho quỹ ngoại, "đại gia" sân bay ACV sáng cửa niêm yết trên HOSE

Sau 5 tháng lỗ liên tiếp, quỹ đầu tư đến từ Phần Lan đã ghi nhận hiệu suất dương nhờ vào sự tăng trưởng của ...

Hàng không phục hồi, ACV vượt 244% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, ghi nhận ...

Phúc Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm