Hai quỹ đầu tư "xả" hàng chục triệu cổ phiếu Dược Việt Nam (DVN)

Cập nhật: 15:05 | 12/06/2023 Theo dõi KTCK trên

Hai quỹ đầu tư thoái vốn tại Dược Việt Nam trong bối cảnh cổ phiếu DVN có chiều hướng tăng giá từ cuối tháng 05/2023.

Giai đoạn cuối tháng 05 - đầu tháng 06/2023, 2 quỹ thuộc Công ty CP PVI (HNX: PVI) là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) và Quỹ Đầu tư Hạ tầng PVI (PIF) đã bán ra hàng chục triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Dược Việt Nam - Công ty CP (Vinapharm, UPCoM: DVN). Lý do cả 2 quỹ đưa ra đều là "giảm tỷ trọng đầu tư".

Hai quỹ đầu tư
Ảnh minh họa (Nguồn: Intermet)

Cụ thể, từ ngày 25 - 26/05 và ngày 31/05, PIF đã bán tổng cộng 1,85 triệu cổ phiếu DVN - tương ứng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại đây - hạ tỷ lệ sở hữu từ 0,78% về 0%. Với mức giá giai đoạn này khoảng 17.500 đồng/cp, ước tính POF đã thu về khoảng 32,4 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, POF bán ra hơn 24,3 triệu cổ phiếu trong 2 ngày 26/05 (9,97 triệu cổ phiếu) và 31/05/2023 (14,33 triệu cổ phiếu). Chiếu theo giá kết phiên 2 ngày tương ứng là 17.500 đồng/cp và 17.400 đồng/cp, ước tính POF đã thu về tổng cộng 423,8 tỷ đồng, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu từ 16,24% xuống còn 5,99% vốn điều lệ, tương đương 14,2 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DVN có chiều hướng tăng giá từ cuối tháng 05/2023. Kết phiên giao dịch ngày 12/6, cổ phiếu DVN tăng hơn 2,13% lên mức 19.200 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 60 nghìn đơn vị.

Về tình hình kinh doanh, DVN công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với doanh thu hơn 1.229 tỷ đồng - tăng 16% so vơi quý I/2022; giá vốn tăng nhẹ hơn giúp lợi nhuận gộp của công ty đạt 137 tỷ đồng - tăng 22%; biên lãi gộp ở mức 11,1%.

Trong quý, doanh thu tài chính đạt 47 tỷ đồng - tăng 81%, trong đó doanh thu cổ tức được chia tăng mạnh nhất và đạt gần 25 tỷ đồng. Ngược lại, các chi phí hoạt động đồng loạt giảm: chi phí tài chính giảm một nửa xuống gần 7 tỷ đồng dù chi phí lãi vay vẫn tăng cao; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 9% và 17% - tương đương gần 61 tỷ đồng và 24 tỷ đồng.

Hai quỹ đầu tư
Nguồn: BCTC DVN

Dược Việt Nam cho biết, chi phí tài chính giảm so với cùng kỳ là do ảnh hưởng từ biến động giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong quý, giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết tăng so với thời điểm kết thúc năm tài chính 2022 nên khoản hoàn nhập chi phí trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính của công ty cao hơn so với cùng kỳ.

Sau khi trừ các khoản thuế phí, Dược Việt Nam báo lãi ròng hơn 111 tỷ đồng, tăng 148% so với quý I/2022. Đây là quý lãi kỷ lục của doanh nghiệp từ trước đến nay.

Tính đến hết ngày 31/3/2023, tổng tài sản của DVN đạt 5.644 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 3.595 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 14% xuống còn hơn 70 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 1.749 tỷ đồng, chiếm 31% tổng tài sản doanh nghiệp. Hàng tồn kho giảm nhẹ còn hơn 1.090 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty còn 2.768 tỷ đồng, giảm 8% so với mức đầu năm trong đó 2.702 tỷ đồng là nợ ngắn hạn.

Nhà đầu tư nên nghĩ về kịch bản phân phối đỉnh của VN-Index

Một số dự báo cho rằng, thời của cổ phiếu nhóm "bank, chứng, thép" chưa thực sự tới, cho nên thị trường "khó lòng" đi ...

Chứng khoán phiên sáng 12/6: Đảo chiều nhanh chóng, VN-Index có dấu hiệu "hụt hơi"

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 12/6 chứng kiến tâm lý thận trong của nhà đầu tư, VN-Index mở cửa xanh nhẹ ...

VDSC gợi ý nhóm cổ phiếu mang đến cơ hội đầu tư trong tháng 6

VDSC vẫn giữ quan điểm thị trường vẫn thuận lợi cho giao dịch mua – bán T+, song chưa phải là thời điểm tốt để ...

Anh Khôi (t/h)

Tin liên quan