Hạ tầng “ngáng chân” doanh nghiệp ngành Logistics tại Thủ Đức

Cập nhật: 07:20 | 12/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Tại tọa đàm doanh nghiệp “Quy hoạch phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.Thủ Đức” vừa được tổ chức tại TP.HCM. Các nhà quản lý, doanh nghiệp cho biết, hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản khiến ngành logistics tại TP.Thủ Đức - TP.HCM chậm phát triển.

Quy hoạch phát triển ngành logistics tại thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) đang quy hoạch phát triển ngành logistics, theo định hướng trở thành trung tâm logistics cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vươn tầm ra khu vực.

0201-logistics
Ảnh minh họa.

Nội dung trên được nêu ra tại tọa đàm “Quy hoạch phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố Thủ Đức,” do Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức phối hợp Sở Công Thương, Hiệp hội Logistics Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/6.

Theo ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức, nằm trong khu vực phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam bộ, nơi luồng hàng tập trung cao, Thủ Đức được đánh giá có thế mạnh về địa kinh tế, thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

Thủ Đức xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể kinh tế, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế.

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, hệ thống trung tâm logistics tại thành phố Thủ Đức gồm bốn trung tâm: Long Bình (quy mô 50ha); Cát Lái (quy mô 200- 292 ha); Linh Trung (quy mô 60- 74 ha); Khu Công Nghệ Cao (quy mô 5-6ha). Số lượng trung tâm logistics ở thành phố Thủ Đức là nhiều nhất, với bốn trung tâm trong tổng số bảy trung tâm logistics ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ Đức cũng đang phát triển hệ thống logistics phục vụ xuất nhập khẩu cho khu vực Đông Nam bộ như cụm cảng cạn (ICD), địa điểm tập kết trung chuyển hàng hóa, kết nối vận chuyển đường bộ và đường thủy, cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu- cảng biển- các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Hạ tầng cản trở

Theo ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 1.700 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dịch vụ vận tải, kho bãi. Theo định hướng phát triển đến năm 2030, tại TP.Thủ Đức sẽ có bốn trung tâm logistics gồm: trung tâm Logistics Long Bình với quy mô 50 ha; trung tâm Logistics Cát Lái, quy mô 200 - 292 ha; trung tâm Logistics Linh Trung, quy mô 60 - 74 ha; trung tâm Logistics Khu Công Nghệ Cao, quy mô 5 - 6 ha.

“TP.Thủ Đức xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể kinh tế, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế”, ông Phụng nói.

Tuy nhiên tại TP.Thủ Đức hiện hệ thống đường giao thông quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển các trung tâm logistics vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của ngành.

Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Thủ Đức, hiện mỗi ngày có khoảng 16.400 xe tải ra vào cảng, trung bình mỗi xe tải phải dừng chờ 2-3 giờ, kéo dài đến hàng trăm cây số. Đây là thế kẹt về hạ tầng, khó có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng cho rằng, hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp; trong khi đó giao thông bằng đường bộ vẫn là phương thức hoạt động chính.

Cùng với đó là các phương thức vận tải khác chưa được phát triển, các dự án đường cao tốc đường vành đai 3, 4 còn đang chậm tiến độ; chưa có quy hoạch phát triển đa phương thức giữa đường thủy, đường bộ và đường sắt để tăng tính linh hoạt cho các hoạt động vận tải xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển ngành logistics tại Thủ Đức, ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng cho rằng, cần tăng năng lực đón tàu, phát triển vận tải đa phương thức kết nối cảng; phát triển kết nối đa phương thức cả đường thủy, đường bộ, đường sắt.

Song song đó, phải đẩy nhanh các dự án giao thông quan trọng như nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 2, vành đai 3, mở rộng đường Đồng Văn Cống... để đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển.

TP Thủ Đức sẽ có 4 trung tâm logistics vào năm 2030

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, hệ thống trung tâm logistics tại TP Thủ Đức gồm 4 trung tâm

Xuất khẩu gỗ bật tăng: Doanh nghiệp tìm giải pháp thích ứng với chi phí logistics tăng cao

Xuất khẩu gỗ và nội thất đã có sự phục hồi nhanh chóng trong quý I/2022 và được dự báo có nhiều triển vọng tăng ...

Logistic Vicem bán hơn 1 triệu cổ phiếu HT1, hoàn tất thoái vốn tại Xi măng Hà Tiên 1

Kết phiên giao dịch ngày 1/4, cổ phiếu HT1 tăng nhẹ 0,84% lên mức 24.100đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 3,1 ...

Hoàng Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm