Góc chuyên gia: Lạm phát trong nước đang chịu áp lực từ sự gián đoạn cung cầu thế giới

Cập nhật: 18:29 | 02/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong những năm gần đây, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt hàng xăng dầu. Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này cũng sẽ tăng.

2604-nguyyn-bich-lam
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm.

Sự thiếu hụt nguồn cung do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì đại dịch COVID-19 gây ra chưa được khắc phục cùng với cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đang gây ảnh hưởng nặng nề tới nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất của Việt Nam và tác động trực tiếp đến lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế.

Mới đây, ông Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê đã có trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, kinh tế nước ta có độ mở lớn, tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao khi kinh tế thế giới suy giảm và lạm phát cao, đặc biệt kinh tế của các đối tác quan trọng với Việt Nam suy giảm sâu sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp khá mạnh đến đà phục hồi và phát triển kinh tế nước ta.

Hiện nay, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra chưa được khắc phục thì khủng hoảng Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt đối với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử vì Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử như nickel, palladium nên bất kỳ hạn chế hay gián đoạn nào về nguồn cung hàng hóa Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử.

Khủng hoảng Nga - Ukraine cùng với cấm vận sẽ khiến việc giao nhận hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga bị chậm, chi phí vận chuyển tăng cao, làm tăng chi phí. Ngoài ra, khi đồng ruble mất giá cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc Nga bị loại khỏi hệ thống của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) đã và đang có các tác động nhất định tới hoạt động kinh tế và giao thương của Việt Nam. Trước mắt điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch xuất khẩu nhưng về lâu dài sẽ tác động tới tâm lý và giao dịch thương mại của doanh nghiệp, các khách hàng có hoạt động đầu tư, giao thương với Nga, trong đó Việt Nam cũng phải chịu những tác động nhất định.

Liên quan đến câu chuyện "Khủng hoảng Nga - Ukraine làm gia tăng áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?", ông Lâm phân tích: Khủng hoảng Nga - Ukraine là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng thêm giá hàng hóa trên thị trường thế giới. Sản lượng sản xuất và thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, nickel, ngô,… của Nga và Ukraine rất lớn. Vì vậy, nếu căng thẳng kéo dài có thể gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời gian tới, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế nước ta.

Chẳng hạn, trong những năm gần đây, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt hàng xăng dầu. Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này cũng sẽ tăng.

Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng năm 2022, tăng 48,84% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tới 1,76 điểm phần trăm trong mức lạm phát bình quân 2,1% của 4 tháng đầu năm nay; giá gas trong nước biến động theo giá xăng dầu và giá gas thế giới, bình quân 4 tháng giá gas tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm.

Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao sẽ tạo áp lực rất lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay của nước ta.

Áp lực lạm phát năm nay của nước ta chịu tác động khá lớn do nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài và lạm phát chi phí đẩy. Giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý 1/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao như: Giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%; giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73%.

Khủng hoảng lạm phát hàng hóa thế giới sẽ đi về đâu?

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã bước vào giai đoạn cuối cùng khi xét đến những tác động về mặt sức khỏe, nhưng hậu quả ...

Nhật Bản: BOJ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng

Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, Hội đồng Chính sách BOJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở ...

Bất ổn trên TTCK và BĐS là thách thức với tăng trưởng kinh tế, lạm phát dưới 4% khó đạt được

Nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục ...

Phương Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm