Góc chuyên gia: Dòng vốn chứng khoán đang "vỗ về" kênh trái phiếu?

Cập nhật: 17:03 | 12/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Giới phân tích cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu đang chịu áp lực lớn, đặc biệt là từ nay đến cuối năm khi khối lượng đáo hạn đang rất lớn.

Sau câu chuyện lùm xùm liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp 3 tháng trở lại đây, nhiều nhà đầu tư đã và đang lo lắng nên muốn rút tiền khỏi kênh này. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp phải xoay nguồn vốn khác để bù vào và chứng khoán vẫn là kênh linh hoạt nhất.

0140-dong-von

Chiều 8/6/2022, phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội tiếp tục diễn ra với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) nêu vấn đề: Bộ trưởng nói là theo mục tiêu chiến lược đến năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, quy mô trái phiếu tương đương 18,2% GDP (khoảng 51 tỷ USD). So với năm 2018, quy mô năm 2021 tăng gấp 3 lần, phải chăng thời gian qua chúng ta buông lỏng cảnh báo của Bộ Tài chính?

Bộ Tài chính vừa qua cũng đi thanh tra và thấy rằng, trong 358 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2021, có 57 doanh nghiệp thua lỗ, 45 doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10.

Đáng nói, 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất năm qua đã phát hành lượng trái phiếu có giá trị gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu.

"Có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao lên tới 13%/năm, có doanh nghiệp vốn sở hữu là 153 tỷ đồng nhưng phát hành tới 7.200 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ phát hành trên vốn chủ sở hữu là 47 lần. Có công ty phát hành 7.700 tỷ đồng trái phiếu nhưng vốn chủ sở hữu chỉ có 27 tỷ đồng, tỷ lệ là 28 lần", ông Nghĩa thông tin.

Theo vị đại biểu này, có 2 công việc phải làm: Thứ nhất và quan trọng nhất là có giải pháp quản lý sao cho 51 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp tồn đọng không phát sinh hậu quả tiêu cực như khủng hoảng nhà đất của nhiều năm trước đây. Điều này liên quan đến ngành ngân hàng. Thứ hai là giải pháp, kiểm soát làm sao cho 51 tỷ USD tồn đọng không thành vấn đề mới là quan trọng.

Nhưng quan ngại về kênh trái phiếu cũng bắt đầu đặt ra nghi ngại "có hay không một phần dòng vốn trên thị trường chứng khoán đang bị rút ra đề bù đắp cho kênh trái phiếu doanh nghiệp?".

Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) phân tích, lấy từ vụ Tân Hoàng Minh để thấy được áp lực này, hiện tại, công ty này mới thu được 666 tỷ để thanh toán lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng. Đây là con số rất nhỏ và THM đang rao bán tài sản. Rõ ràng cổ phiếu là đứng đầu vì tính thanh khoản cao nhất.

Nhìn từ góc này có thể thấy nhiều doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu đang chịu áp lực lớn, đặc biệt là từ nay đến cuối năm khối lượng đáo hạn đang rất lớn. Do đó việc dòng tiền bị rút ra hay không tùy thuộc vào doanh nghiệp đó có tài sản như thế nào, nếu họ chịu áp lực và có cổ phiếu thì việc phải bán là rất cao đặc biệt trong bối cảnh như hiện tại nếu không xử lý khéo có thể tạo ra tính dây chuyền lớn.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS), hiện nay, thanh khoản chung thị trường chỉ còn hơn 1/3 một chút so với đợt cao điểm cuối năm 2021. Một phần lớn thiếu hụt dòng tiền đầu cơ từ các nhóm cổ phiếu nóng và ngoài ra thị trường giảm sẽ làm mất lượng tài sản lớn nhà đầu tư tương ứng. Vì vậy, thanh khoản đã sụt giảm mạnh khi dòng quay cổ phiếu chậm lại.

Những biến động trên thị trường trái phiếu thời gian qua cũng khiến dòng vốn của các doanh nghiệp phải điều chỉnh và không loại trừ một lượng dòng vốn trên thị trường chứng khoán bị rút ra để bù trừ vào khoản đầu tư trái phiếu song con số này không đáng kể và khó ảnh hưởng đến thanh khoản trên thị trường.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS phân tích, trên thế giới, kênh đầu tư trái phiếu hay huy động vốn bằng trái phiếu vẫn được coi là kênh quan trọng; những tin đồn thất thiệt, niềm tin bị ảnh hưởng cũng là điều mà chúng ta cần lưu ý giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, tổ chức tư vấn phát hành, lãi suất và kỳ hạn trái phiếu là điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm.

Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu có những giai đoạn biến động nhưng vẫn sẽ phát triển tốt tăng trưởng mạnh về quy mô cũng như khối lượng, giá trị giao dịch. Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cũng thường linh hoạt để phân bổ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu linh hoạt để có hiệu quả trong một số thời điểm khi môi trường kinh tế, lãi suất thay đổi.

Nhà đầu tư cá nhân giảm mạnh quy mô rót vốn tuần VN-Index mất mốc 1.300 điểm

Trong tuần VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là điểm sáng khi khối này ...

Trái chiều dòng tiền nội phiên VN-Index dao động "thăm dò"

Trong phiên VN-Index dao động thăm dò, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trở thành điểm sáng với việc mua ròng 82 tỷ ...

Dòng vốn ETF rót vào thị trường chứng khoán Việt khá "đáng kể" trong tháng 5

Nhìn chung, tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng và nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ ...

Minh Anh

Tin liên quan