Gỗ Trường Thành (TTF) muốn vay ngân hàng tối đa 120 tỷ đồng

Cập nhật: 06:35 | 02/07/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HoSE – Mã: TTF) thông qua hạn mức vay vốn tại ngân hàng. Gỗ Trường Thành sử dụng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của công ty để bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng.

Gỗ Trường Thành (TTF) muốn vay ngân hàng tối đa 120 tỷ đồng. Hình minh họa
Gỗ Trường Thành (TTF) muốn vay ngân hàng tối đa 120 tỷ đồng. Hình minh họa

Theo đó, Gỗ Trường Thành ra Nghị quyết vay tối đa 120 tỷ đồng từ Vietcombank – chi nhánh Bình Dương. Mục đích là tài trợ các chi phí hợp pháp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị sử dụng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của Gỗ Trường Thành để bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng.

Chia sẻ về chi phí vay của Gỗ Trường Thành, Chủ tịch Công ty, ông Mai Hữu Tín tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 26/04 cho biết, công ty sẽ cố gắng trả hết nợ vay cho Việt Á và tìm các tổ chức tài chính khác có mức lãi suất vay thấp hơn 8%. Dự kiến ngay trong năm 2022, bức tranh chi phí lãi vay của TTF sẽ khác biệt.

Gỗ Trường Thành (TTF) muốn vay ngân hàng tối đa 120 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành do chính ông Võ Trường Thành sáng lập nên, việc đầu tư lớn trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008 khiến công ty gặp khó khăn, nhất là mặt tài chính do hàng tồn kho và dư nợ vay cao. Năm 2016, công ty vướng bê bối lớn khi hàng tồn kho bị kiểm kê thiếu hụt 980 tỷ đồng và trích lập các khoản phải thu khó đòi, lộ khoản lỗ khủng.

Dàn lãnh đạo mới với ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT đã mất nhiều năm khắc phục hậu quả cũng như huy động thêm vốn, mục tiêu giải quyết 2 vấn đề là hàng tồn kho và nợ vay. Đến cuối năm 2021, Gỗ Trường Thành công bố đã hết nợ, tín dụng trở lại bình thường. Về vấn đề hàng tồn kho, Chủ tịch HĐQT cho biết việc xử lý sẽ được hoàn thành trong quý 2/2022.

Tính đến 31/3/2022, đơn vị ghi nhận tổng nợ vay tài chính 43,1 tỷ đồng, giảm 17,5% so với đầu năm. Nợ vay ngắn hạn giảm 9,6% còn 26,4 tỷ đồng, trong đó khoản vay Agribank – chi nhánh Bình Dương kỳ hạn 6 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất 17,5 tỷ đồng. Còn nợ vay dài hạn tăng 53,2% lên 16,7 tỷ đồng, riêng khoản vay kỳ hạn 4 năm tại Agribank – chi nhánh Bình Dương trị giá 12,4 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, ngày 14/6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) nhắc nhở không công bố thông tin giao dịch bán cổ phiếu quỹ và thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Gỗ Trường Thành.

HOSE cho biết, căn cứ quy định tại Điều 44 Thông tư 162/2015/TT-BTC ngày 26/10/2015; khoản 4 Điều 310 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020; điểm 1 khoản 1 Điều 9 Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015; và điểm k khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020, Gỗ Trường Thành đã không công bố thông tin bán cổ phiếu quỹ, thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết có liên quan theo quy định.

HOSE nhấn mạnh: “Nghiêm khắc nhắc nhở và đề nghị Gỗ Trường Thành nghiêm túc thực hiện các quy định hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán”.

Được biết, ngày 10/6/2022, HOSE đã nhận được các tài liệu công bố thông tin, giải trình về giao dịch bán cổ phiếu quỹ của TTF. Theo đó, Gỗ Trường Thành cho biết đã bán 12,6 triệu cổ phiếu quỹ từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 thông qua khớp lệnh. Sau giao dịch, doanh nghiệp còn nắm giữ 15.815 cổ phiếu quỹ.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/6, cổ phiếu TTF giảm 320 đồng về 7.130 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến giá cổ phiếu DBC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu TTF thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Gỗ Trường Thành (TTF) bán “chui” hơn chục triệu cổ phiếu quỹ

Gỗ Trường Thành thoát lỗ nhờ hưởng lợi tỷ giá

Về kết quả kinh doanh, quý I/2022, TTF ghi nhận doanh thu tăng 71,7% so với cùng kỳ lên 536,29 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 18,54 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 39,28 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 108% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 38,86 tỷ đồng lên 74,83 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 783,5%, tương ứng tăng thêm 20,84 tỷ đồng lên 23,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 8%, tương ứng tăng thêm 1,92 tỷ đồng lên 26,03 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 4,6%, tương ứng tăng thêm 2,4 tỷ đồng lên 54,63 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý I/2022, lợi nhuận cốt lõi tiếp tục lỗ 5,83 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 40,37 tỷ đồng. Như vậy, trong kỳ lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty chỉ có lãi nhờ việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.

Theo thuyết minh, doanh thu tài chính tăng đột biến do công ty ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá là 21,3 tỷ đồng so với cùng kỳ là 0,3 tỷ đồng. Như vậy, công ty thoát lỗ nhờ hưởng lợi tỷ giá.

Trong năm 2022, TTF đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,85 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,76 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, TTF hoàn thành 25,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong quý I/2022, dòng tiền kinh doanh chính quay lại âm 9,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 44,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 60,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 2,98 tỷ đồng.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của TTF giảm 2,1% so với đầu năm về 2.779,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 890 tỷ đồng, chiếm 32% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 441,7 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 374,5 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 362,9 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng tài sản và các tài sản khác.

Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý I/2022, tổng tài sản ngắn hạn là 1.886 tỷ đồng, nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 2.258,7 tỷ đồng. Như vậy, công ty đang sử dụng khoảng 372,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn và tạo sự mất cân đối kỳ hạn khi dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

Trước đó, trong báo cáo kiểm toán năm 2021, tính tới 31/12/2021, kiểm toán nhấn mạnh nhóm công ty gánh chịu khoản lỗ lũy kế với số tiền là 3.052,48 tỷ đồng và tổng nợ phải trả ngắn hạn nhóm công ty cũng vượt hơn tổng tài sản ngắn hạn với số tiền là 251,82 tỷ đồng. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty.

Được biết, tính tới 31/12/2021, nợ ngắn hạn của công ty là 2.341,5 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn là 2.089,7 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn đang lớn hơn tài sản ngắn hạn 251,82 tỷ đồng và công ty đang sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản dài hạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Gelex (GEX) miệt mài mua lại trái phiếu trước hạn

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE - Mã: GEX) vừa thông qua nghị quyết về việc mua lại trước hạn một ...

Yeah1 (YEG): “Thay lòng đổi dạ”

Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HOSE – Mã: YEG) đang muốn bán 2 công ty con của mình và thông qua kế ...

Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 1/7/2022: FPT, C47, BSC, YEG, NLG

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Khánh Vân