Gỗ Trường Thành (TTF) bán “chui” hơn chục triệu cổ phiếu quỹ

Cập nhật: 11:57 | 11/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày 03/06, HOSE đã có văn bản gửi đến CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE - Mã: TTF) về việc không công bố thông tin liên quan đến việc bán cổ phiếu quỹ.

4212-ttf
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE - Mã: TTF)

Theo đó, Gỗ Trường Thành đã có công văn giải trình với HOSE về việc không công bố thông tin liên quan đến việc bán “chui” cổ phiếu quỹ vào ngày 10/6. Cụ thể, từ tháng 8/12/2020, Gỗ Trường Thành đã bán 8,89 triệu đơn vị, đến tháng 3/2021 bán tiếp 3,7 triệu đơn vị. Sau giao dịch, doanh nghiệp còn nắm giữ 15.815 cổ phiếu quỹ.

TTF cho biết, đây là lượng cổ phiếu nhận theo thỏa thuận chuyển giao tài sản từ gia đình ông Võ Trường Thành - người sáng lập, cựu Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành để khắc phục một phần thiệt hại trong năm 2020.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiếu, Tổng giám đốc TTF ngay khi nhận chuyển giao cổ phiếu TTF từ ông Võ Trường Thành, doanh nghiệp đã gửi văn bản xin hướng dẫn của UBCKNN và Bộ Tài chính. Đến 15/1/2021, TTF nhận được văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán lượng cổ phiếu trên là cổ phiếu quỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình bán cổ phiếu nhận từ gia đình ông Võ Trường Thành, doanh nghiệp không công bố thông tin bán cổ phiếu quỹ theo quy định.

Ông Hiếu cho rằng, bản chất việc chuyển giao cổ phiếu từ ông Võ Trường Thành là sự bồi thường thiệt hại của cổ đông. Theo ban lãnh đạo TTF, đây không phải mua bán cổ phiếu quỹ giữa 2 bên theo giao dịch mua bán thông thường. Đồng thời, công ty chủ trương bán các tài sản nêu trên nhằm khắc phục thiệt hại của gia đình ông Võ Trường Thành và không có chủ trương mua cổ phiếu quỹ hoặc giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ngoài ra, TTF cũng không tìm thấy trường hợp nào tương tự để làm cơ sở tham chiếu. Hệ quả là, Công ty không nhận thức được phải báo cáo giao dịch với HOSE và công bố thông tin theo quy định.

Được biết, công việc thu hồi tài sản của lãnh đạo cũ đã được doanh nghiệp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản tháng 3/2017. Đây là hành động nhằm khắc phục hậu quả do quản lý yếu kém bằng cách chuyển giao quyền sở hữu của bản thân và người có liên quan cho công ty.

Trong quá khứ, vào tháng 6/2020, thành viên HĐQT Gỗ Trường Thành đã từng bị phạt vì giao dịch "chui" cổ phiếu. Cụ thể, ngày 15/06/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Võ Quốc Lợi, Thành viên Hội đồng quản trị Gỗ Trường Thành (TTF).

Được biết, ông Võ Quốc Lợi là người nội bộ của công ty, đã thực hiện giao dịch mua 307.820 cổ phiếu TTF vào ngày 27/6/2019 nhưng không báo cáo UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc dự kiến giao dịch.

Với lỗi vi phạm trên, ông Võ Quốc Lợi đã bị UBCKNN phạt tiền 45 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3, Điểm g Khoản 4 và Khoản 6 Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Gỗ Trường Thành vướng bê bối “kinh hoàng” năm 2016

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành tiền thân là Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành do chính ông Võ Trường Thành sáng lập năm 2000 và chuyển thành công ty cổ phần năm 2003. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ.
Được biết, năm 2016 đánh dấu vụ bê bối lớn nhất của Gỗ Trường Thành khi đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam phát hiện có tới 980 tỷ đồng hàng tồn kho của TTF bị "bốc hơi" khi kiểm kê trong giá vốn hàng bán.

Việc trích lập dự phòng với các khoản thu khó đòi và hàng tồn kho bị thiếu khiến công ty rơi vào cảnh thua lỗ nặng. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý II/2016, TTF ghi nhận lỗ sau thuế công ty mẹ 1.123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn có lãi 102 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu 2016, công ty báo lỗ hơn 1.073 tỷ đồng.

Đến ngày 12/8/2016, tập đoàn TTF quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Võ Trường Thành với lý do: Ông Võ Trường Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp của công ty.

Hai năm sau ngày bị bãi nhiệm, trang thông tin của Bộ Công an đã công bố Quyết định 09 ký ngày 29/06/2018 về tội: “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” đối với ông Võ Trường Thành.

Vào cuối tháng 8/2020, Gỗ Trường Thành thông báo ông Võ Trường Thành và ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với công ty. Đây là hành động nhằm khắc phục hậu quả do quản lý yếu kém bằng cách chuyển giao quyền sở hữu của bản thân và người có liên quan cho công ty.

Trước đó vào tháng 3/2017, với việc quản lý yếu kém tại TTF và các công ty con dựa vào các sai lệch, thất thoát phát sinh dẫn tới hai cha con ông Võ Trường Thành phải dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả. Bao gồm 15,4 triệu cổ phiếu TTF và hơn 57 tỷ đồng vốn thực góp tại các doanh nghiệp khác như: CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh...

Theo danh sách tài sản khắc phục hậu quả thì số cổ phần trị giá hơn 34 tỷ đồng ở CTCP Nông lâm nghiệp Trường Thành thuộc sở hữu của ông Võ Trường Thành - cựu Chủ tịch HĐQT của TTF do ông Đỗ Ngọc Nam đứng tên.

Kế hoạch doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng

Việc đầu tư lớn trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008 khiến công ty gặp khó khăn, nhất là mặt tài chính do hàng tồn kho và dư nợ vay cao.

Ban lãnh đạo mới với ông Mai Hữu Tín làm Chủ tịch HĐQT đã mất nhiều năm khắc phục hậu quả cũng như huy động thêm vốn, mục tiêu giải quyết 2 vấn đề là hàng tồn kho và nợ vay.

Đến cuối năm 2021, Gỗ Trường Thành công bố đã hết nợ, tín dụng trở lại bình thường. Về vấn đề hàng tồn kho, Chủ tịch HĐQT cho biết việc xử lý sẽ được hoàn thành trong quý II/2022.

Hoạt động kinh doanh của Gỗ Trường Thành đã có lãi trở lại 4 quý liên tiếp.

Về kết quả kinh doanh quý I/2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu tăng 71,7% so với cùng kỳ lên 536,29 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 18,54 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 39,28 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 108% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 38,86 tỷ đồng lên 74,83 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 783,5%, tương ứng tăng thêm 20,84 tỷ đồng lên 23,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 8%, tương ứng tăng thêm 1,92 tỷ đồng lên 26,03 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 4,6%, tương ứng tăng thêm 2,4 tỷ đồng lên 54,63 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý I/2022, lợi nhuận cốt lõi tiếp tục lỗ 5,83 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 40,37 tỷ đồng.

Như vậy, trong kỳ lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty chỉ có lãi nhờ việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.

Theo thuyết minh, doanh thu tài chính tăng đột biến do công ty ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá là 21,3 tỷ đồng so với cùng kỳ là 0,3 tỷ đồng. Như vậy, công ty thoát lỗ nhờ hưởng lợi tỷ giá.

Trong năm 2022, TTF đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,85 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,76 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, TTF hoàn thành 25,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong quý I/2022, dòng tiền kinh doanh chính quay lại âm 9,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 44,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 60,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 2,98 tỷ đồng.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của TTF giảm 2,1% so với đầu năm về 2.779,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 890 tỷ đồng, chiếm 32% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 441,7 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 374,5 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 362,9 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng tài sản và các tài sản khác.

Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý I/2022, tổng tài sản ngắn hạn là 1.886 tỷ đồng, nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 2.258,7 tỷ đồng. Như vậy, công ty đang sử dụng khoảng 372,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn và tạo sự mất cân đối kỳ hạn khi dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

Nhìn lại năm 2021, Gỗ Trường Thành đạt hơn 1.607 tỷ đồng, tương ứng 79% kế hoạch và tăng 33% so với năm trước. Tuy nhiên, Công ty mẹ lỗ gần 9 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lãi 31 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TTF chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 21/4/2022. Chốt phiên giao dịch ngày 10/6, giá cổ phiếu TTF đứng ở mức giá 9.150 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 3,5 triệu đơn vị.

4510-ttf1
Diễn biến giá cổ phiếu TTF thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Cổ phiếu YEG bất ngờ tăng mạnh, cổ đông lớn Yeah1 tranh thủ "lướt sóng"

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/6, cổ phiếu YEG đứng giá tại mốc 24.800đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên ...

Chứng khoán VIX mua lại hàng trăm tỷ đồng trái phiếu trước hạn

CTCP Chứng khoán VIX (HOSE – Mã: VIX) báo cáo kết quả mua lại trái phiếu trước hạn sau hơn 1 năm phát hành.

Cổ phiếu ngân hàng “đỏ lửa” phiên cuối tuần, HDB tiếp tục được khối ngoại gom mua

Phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần (10/6/2022) ghi nhận có tới 21 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, 1 mã đứng giá tham chiếu ...

Khánh Vân

Tin cũ hơn
Xem thêm