Gỡ khó bài toán ngân sách cho TP. HCM

Cập nhật: 11:29 | 08/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra sẽ rất khó khăn nhưng không thể không làm...

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm

3 kịch bản cho nền kinh tế Việt năm 2020

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm

Năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đạt 40%?

Thu ngân sách đạt 100% dự toán là một trong 5 nhiệm vụ nặng nề TP. HCM phải thực hiện trong năm 2020. Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết, với 216 dự án hạ tầng giao thông, TP. HCM cần huy động khoảng 78.158 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và ngoài ngân sách để giải quyết bài toán kẹt xe. Trong năm 2020, mục tiêu lớn của ngành giao thông vận tải TP. HCM là hoàn thành một số dự án trọng điểm như cầu Thủ Thiêm 2, một số hạng mục nút giao bến xe Miền Đông (để đồng bộ với việc di dời bến xe Miền Đông), cải tạo mặt đường tỉnh lộ 10B để cải thiện hướng giao thông về Long An; hoàn thành hầm chui An Sương ở cửa ngõ Tây Bắc…

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm

Đề cập tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Thị Huỳnh Mai dự báo, tỷ lệ giải ngân cả năm 2019 (tính theo niên độ tài chính đến hết ngày 31/1/2020) đạt 93,6% kế hoạch (khoảng 24.600 tỷ đồng) tuy đảm bảo cam kết với Chính phủ nhưng việc giải ngân không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm.

Người đứng đầu chính quyền TP. HCM cho biết, trong năm 2020, thành phố sẽ triển khai thực hiện nhiều đề án quan trọng. Cụ thể, hoàn thành Đề án điều chỉnh tỉ lệ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021; Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông; hoàn thành xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP. HCM trình cấp thẩm quyền phê duyệt…

Để đạt mục tiêu thu nộp ngân sách, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Lê Ngọc Thùy Trang cho rằng, cần tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước.

“Đặc biệt, TP HCM cần rà soát danh mục mặt bằng và địa chỉ nhà đất không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, mặt bằng đã có chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chủ đầu tư chưa triển khai để thu hồi, tổ chức bán đấu giá. Để kiểm soát chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thành phố cần tập trung triển khai hiệu quả đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ, xã hội hóa ở một số lĩnh vực”, bà Trang đề xuất.

Theo ông Lâm, để có thể tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, TP. HCM cần triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư từ đất đai để phát triển đồng bộ các công trình giao thông như xem xét đánh thuế tài sản thứ 2. Ngoài ra, TP. HCM cần rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch đô thị xung quanh các trục giao thông chính, các tuyến đường sắt đô thị, nhà ga metro để tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách từ khai thác hiệu quả quỹ đất phát triển đô thị dọc các trục giao thông, các tuyến đường sắt đô thị.

Bà Mai đề nghị TP. HCM kiên quyết điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án có tỉ lệ giải ngân thấp để chuyển sang các dự án có tỉ lệ giải ngân cao, có khả năng hoàn thành dứt điểm trong năm, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân năm 2020.

Trước đó, tối 31/12/2019, tại hội nghị công bố kết quả thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2019, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Lê Ngọc Thùy Trang đã cho biết, mức dự toán thu ngân sách năm 2019 Trung ương giao thành phố là 399.125 tỷ đồng trong đó, thu nội địa là 272.325 tỷ đồng … Tính đến chiều 31/12/2019, TP. HCM đã thu được 409.923 tỷ đồng, đạt 102,71% dự toán và tăng 8,29% so cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên TP. HCM có số thu ngân sách vượt con số 400.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức thu nội địa chỉ được 268.428 tỷ đồng (đạt 98,57% dự toán) và tăng 9,66% so cùng kỳ.

Theo bà Lê Ngọc Thùy Trang, việc Trung ương giao dự toán thu nội địa năm 2019 cho thành phố tăng 11,27% so với thực hiện năm 2018, trong đó dự toán từ khu vực kinh tế năm 2019 tăng quá cao so với thực hiện năm 2018 (20,97%) là áp lực lớn cho ngân sách TP. HCM.

Khẳng định đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao nhưng Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận, năm 2019 Trung ương giao dự toán thu nội địa cho TP. HCM đã vượt quá khả năng huy động nguồn thu của địa phương. Năm nay, nhiệm vụ của TP. HCM càng nặng nề hơn do Trung ương giao tổng thu ngân sách Nhà nước cho thành phố là 405.828 tỷ đồng, tăng 1,68% so với dự toán năm 2019. Trong khi đó, 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng xuất khẩu của TP. HCM đang có dấu hiệu chững lại, chỉ còn chiếm khoảng 20-30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thị sát dự án Tuyến metro số 1

Tại hội nghị công bố dự thảo (lần 1) báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ 11 diễn ra mới đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết sau mỗi 5 năm, dân số thành phố tăng 1 triệu người, kéo theo 1 triệu chỗ ở cần đáp ứng, 1 triệu phương tiện cá nhân gây áp lực cho hạ tầng giao thông. Do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ, TP. HCM đối mặt với vấn nạn kẹt xe khiến lưu thông hàng hóa giảm, nhà đầu tư quay lưng và kinh tế đứng trước nguy cơ tụt dốc.

Bí thư Thành ủy TP. HCM cũng chỉ ra bất cập trong việc phân bổ nguồn lực và ngân sách khi TP. HCM chỉ được giữ 18% tổng thu ngân sách trên địa bàn. “Với việc đóng góp 27% tổng thu ngân sách của cả nước nhưng thành phố chỉ được giữ lại 18% số thu, tương đương 5% ngân sách cả nước là bất hợp lý”, ông Nhân đánh giá.

“Thành phố đã thống nhất với Ban Kinh tế Trung ương, năm 2003 chúng ta được giữ lại 33%, trong 10 năm tới chưa biết có thể quay lại con số này hay không nhưng phải tăng so với 18% hiện tại”, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân

Trước thực tế này, căn cứ ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội và Ban Kinh tế Trung ương, UBND TPHCM đang xây dựng đề án kiến nghị Trung ương điều chỉnh các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo hướng nâng dần tỷ lệ điều tiết hợp lý để bảo đảm TP. HCM có điều kiện phát triển bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, tiếp tục đóng góp lớn nhất cho cả nước.

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, dự kiến trong quý II/2020, TP. HCM sẽ trình đề án này lên Bộ Chính trị, sau đó sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 năm nay.

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc dịp Tết

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo và đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trái cây sang Trung Quốc vào ...

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm Bảng giá xe SH Mode mới nhất ngày 7/1

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe SH Mode mới nhất ngày 7/1: Mẫu xe SH Mode ở từng khu vực và từng đại lý ...

go kho bai toan ngan sach cho tp hcm Cập nhật bảng giá xe Honda Lead mới nhất hôm nay

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe Honda Lead mới nhất tháng 1/2020: Trong 10 năm tại đất nước hình chữ S, đã có khoảng ...

Minh Thuận

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm