Gỗ Đức Thành (GDT): 1 năm 4 lần trả cổ tức tiền mặt, cổ phiếu leo đỉnh lịch sử

Cập nhật: 07:08 | 02/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Pyn Elite Fund vừa ra thông báo về việc đã bán ra hơn 304 nghìn cổ phiếu GDT của CTCP Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT), giao dịch được diễn ra trong ngày 24/3/2021.

1711-gy-d
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Sau giao dịch, Pyn Elite Fund vẫn còn nắm giữ 609.000 cổ phiếu GDT - tương ứng tỷ lệ 3,61% và không còn là cổ đông lớn.

Theo quan sát, từ ngày 24/3 tới nay, khối ngoại vẫn tiếp tục bán cổ phiếu GDT và nhiều khả năng giao dịch này xuất phát từ Pyn Elite Fund.

Được biết, Pyn Elite Fund đã đầu tư vào GDT từ năm 2013 - thời điểm quỹ này mới đầu tư vào TTCK Việt Nam. Trong nhiều năm qua, cổ phiếu GDT liên tục tăng trưởng và mang lại lợi nhuận lớn cho quỹ.

Từ đầu năm tới nay, Pyn Elite Fund đã liên tục bán ra GDT nhưng biến động cổ phiếu GDT vẫn khá tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch 31/3, thị giá GDT đạt 55.300 đồng/cổ phiếu - tăng 34,9% so với đầu năm và cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử.

0642-gy
Diễn biến cổ phiếu GDT 6 tháng gần nhất

Kinh doanh khả quan, kỳ vọng xuất khẩu dụng cụ bếp

Yếu tố hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu GDT là từ kết quả kinh doanh. Sau khi bất ngờ sụt giảm trong năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của GDT đã tăng trở lại trong năm 2020 dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cụ thể, năm 2020, doanh thu GDT đạt hơn 400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 17% và 7,7% so với năm trước. Không những vậy, biên lợi nhuận gộp GDT cũng duy trì trên 30% và biên lãi ròng duy trì trên 20%.

Tăng 17% từ đầu năm, cổ phiếu của doanh nghiệp chuyên sản xuất thớt gỗ, đồ chơi trẻ em đang ở mức cao nhất kể từ khi niêm yết - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, Gỗ Đức Thành (GDT) được biết tới là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ. Sản phẩm của công ty hiện tập trung vào các phân khúc đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng; đồ chơi trẻ em và bàn ghế trẻ em và các sản phẩm khác trong đó sản phẩm nhà bếp đang là mảng chủ đạo của GDT khi thường chiếm trên 65% doanh thu toàn công ty.

Không chỉ tự thiết kế và sản xuất sản phẩm của mình, GDT còn là thực hiện gia công cho các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

Trong báo cáo phân tích, CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc GDT hoạt động trong một thị trường ngách không chỉ giúp hạn chế áp lực cạnh tranh mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng.

Hiện tại, phần lớn doanh thu của GDT hiện đến từ hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng trên 80% doanh thu. Các thị trường xuất khẩu chính của GDT hiện là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu.

Đối với các thị trường Châu Á, GDT đã xây dựng cơ sở khách hàng trung thành với hầu hết là đối tác của GDT hơn 10 năm như Lotte Mart, Nitori, H1 Global, Fair Friend, Dong Yang International. Trong khi đó, thị trường Mỹ đang được đánh giá tiềm năng khi khách hàng Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thị trường Châu Âu cũng có mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15% trong năm qua.

Số liệu từ Bộ Công thương cho biết, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam ước đạt 136,3 triệu USD, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Với dự báo tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới, thu nhập người dân cải thiện, BVSC kỳ vọng thị phần xuất khẩu đồ dùng nhà bếp của Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Về thị trường trong nước, dù năm qua chịu ảnh hưởng đôi chút từ dịch COVID-19 khiến doanh thu giảm nhẹ, tuy nhiên BVSC cho rằng, tác động của COVID-19 chủ yếu rơi vào quý II/2020, và đã có sự cải thiện trong các quý sau.

Thông tin từ BVSC cho biết, tính đến cuối tháng 2/2021, các đơn đặt hàng mới của GDT từ các đối tác xuất khẩu đã tăng mạnh khoảng 120% YoY lên hơn 8 triệu USD đến từ cả các đối tác xuất khẩu lâu năm của họ ở Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác Mỹ.

Nhà máy mới giúp tăng công suất, chi trả cổ tức cao bằng tiền

Trong quý IV/2020, GDT đã mua lại một nhà máy mới đã xây dựng sẵn tại Bình Dương (quy mô 14.000 m2) qua đó nâng số lượng nhà máy hoạt động lên con số 3.

1553-gdt
GDT là doanh nghiệp mạnh tay chi cổ tức tiền mặt

Theo đánh giá của BVSC, việc mua nhà máy mới của GDT nhằm dự trữ các nguyên liệu đầu vào, mở các dây chuyền sản xuất mới nhằm phục vụ triển vọng khả quan của các đơn hàng xuất khẩu. Không những vậy, nhà máy đã được xây dựng và tổ chức tốt bởi chủ sở hữu trước, điều này có lợi cho GDT vì quá trình xây dựng thường tốn nhiều thời gian.

Với việc đưa nhà máy mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo GDT kỳ vọng có đủ năng lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kép kết quả kinh doanh 15 - 20%/năm trong 5 năm tới.

Bên cạnh những kỳ vọng về hoạt động kinh doanh, GDT còn là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức tiền mặt rất cao (thường quanh ngưỡng 50%) và đây là yếu tố đặc biệt hấp dẫn giới đầu tư.

BVSC cho rằng, trong những năm tới, GDT có thể duy trì hoặc thậm chí củng cố chính sách cổ tức bằng tiền mặt bền vững nhờ vào vị thế giàu tiền mặt, tỷ lệ đòn bẩy không đáng kể và triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh mạnh mẽ (lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2020 - 2023 dự báo tăng là 21,8%/năm).

Thông tin từ GDT cho biết, trong quý I, doanh thu công ty ước tính tăng 23% so với cùng kỳ năm trước đạt 101 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 23 tỷ đồng - tăng 25% so với cùng kỳ.
VN-Index vượt 1200 điểm: Cổ phiếu nào lội ngược dòng?

Vào sáng nay (1/4), VN-Index đã bứt tốc mạnh mẽ, thiết lập đỉnh lịch sử mới tại 1.216,1 điểm. Phần lớn cổ phiếu trong VN30 ...

Phiên giao dịch ngày 2/4/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 2/4/2021, ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 1/4/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như TLH, PHC, NLG, ACB, FPT, RIC… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Quốc Trung T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm