Gilimex (GIL) muốn thoái toàn bộ vốn tại Dệt May Gia Định

Cập nhật: 09:18 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HoSE – Mã: GIL) thông qua kế hoạch chuyển nhượng vốn tại CTCP Dệt May Gia Định.

Gilimex (GIL) muốn thoái toàn bộ vốn tại Dệt May Gia Định
Gilimex (GIL) muốn thoái toàn bộ vốn tại Dệt May Gia Định. Hình minh họa

Theo đó, GIL dự kiến chuyển nhượng 25,91% vốn điều lệ tại Dệt May Gia Định và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT thực hiện việc chuyển nhượng.

Tính tới 31/3/2022, GIL đang sở hữu 25,91% vốn điều lệ tại CTCP Dệt May Gia Định và ghi nhận đầu tư vào Công ty liên kết, đơn vị có địa chỉ tại số 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM. Được biết, Dệt May Gia Định có vốn điều lệ là 627,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo tìm hiểu, Dệt May Gia Định tiền thân là Xí nghiệp Dệt số 3, đến năm 1992, Công ty được thành lập, Chủ tịch HĐQT là ông Đoàn Văn Sơn và Tổng giám đốc là ông Lê Huỳnh Gia Hoàng.

Thêm nữa, tính tới 31/12/2022, Dệt May Gia Định có 3 cổ đông lớn gồm Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM sở hữu 49% vốn điều lệ; GIL sở hữu 25,91% vốn điều lệ; CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim sở hữu 14,24% vốn điều lệ và còn lại 10,85% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2022, GIL ghi nhân doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 64%, lên 1.416,9 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng tăng 68% nên lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 245,15 tỷ đồng, tăng 46%.

Kỳ này, doanh thu tài chính của GIL tăng 159%, lên 37,15 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, các chi phí cũng đồng loạt tăng: chi phí tài chính tăng 187%, chi phí bán hàng tăng 86% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11%. Kết quả, GIL đem về 107,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với thực hiện quý I/2021.

Tại thời điểm 31/03/2022, tổng tài sản doanh nghiệp ghi nhận hơn 4.030 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 24%, lên hơn 594 tỷ đồng (trong đó, GIL vẫn đang sở hữu hơn 2,3 triệu cổ phiếu GMC với giá trị hơn 61 tỷ đồng và một số cổ phiếu khác). Hàng tồn kho cũng tăng nhẹ lên 752 tỷ đồng. Mặt khác, nợ phải trả tăng 7%, lên 2.235,8 tỷ đồng; riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 694 tỷ đồng và 76 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Gilimex đặt kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng, lần lượt giảm 4% và 24,3% so với thực hiện trong năm 2021.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7, cổ phiếu GIL giảm 1.400 đồng về 55.200 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến giá cổ phiếu DBC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu GIL thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Trong một diễn biến khác, mới đây, 1 công ty dệt may khác cũng muốn thoái sạch vốn tại công ty liên kết. Cụ thể, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM – Mã: VGT) thông qua kế hoạch thoái vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương từ quý 3/2022.

Theo đó, VGT thông qua kế hoạch thoái vốn 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 19,15% vốn điều lệ tại CTCP Dệt may Liên Phương với giá khởi điểm 19.800 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến từ quý 3/2022. Nếu số cổ phiếu được bán hết, VGT có thể thu về tối đa 89,1 tỷ đồng từ thương vụ. Được biết, đây là đợt chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá.

CTCP Dệt may Liên Phương thành lập từ năm 1960, giai đoạn 2013 - 2019, Công ty tái cơ cấu sản xuất, địa chỉ tại số 18 Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM với ngành nghề chính là sản xuất vải dệt thoi.

CTCP Dệt May Liên Phương tiền thân là Kỹ nghệ tơ sợi Liên Phương, ra đời từ năm 1960. Sau hai lần đổi tên năm 2007 và 2011, Công ty đã tái cơ cấu sản xuất; sáp nhập với VGT, qua đó đổi tên thành CTCP Dệt may Liên Phương - LPTEX. Đổi mới toàn bộ thiết bị, đầu tư chuỗi sản xuất vải dệt thoi len/pha len và dây chuyền may veston cao cấp. Công ty có 2 nhà máy chính gồm Nhà máy may veston VITC Garment với công suất 600.000 bộ/năm và Nhà máy sản suất vải len với công suất 6 triệu mét/năm.

Tăng trưởng ngành dệt may chững lại

Theo VTV.vn, chững đơn hàng do nhu cầu chi tiêu giảm ở các thị trường là tình trạng chung nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt.

Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may với 22,3 tỷ USD. Cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chủ lực với mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, từ giữa quí II, những biến động về thị trường, lạm phát trên thế giới đang khiến đà tăng trưởng này chậm lại.

Trước đây, Xí nghiệp 8 Chi nhánh Cẩm Thủy, Tập đoàn Hồ Gươm ký trung bình mỗi hợp đồng với đối tác từ Mỹ may từ 300.000 - 400.0000 quần trẻ em thời trang. Dù là sản phẩm thế mạnh nhưng từ quý II, số lượng đơn hàng chỉ còn dưới 200.000 chiếc, chiếm chỉ 20% tổng sản lượng xuất khẩu.

"Dự kiến từ nay đến cuối năm chưa có gì khả quan. Thường trước đây phía đối tác luôn nôn nóng lấy hàng, hàng sản xuất đến đâu là hết đến đấy nhưng đến thời điểm hiện tại họ rất thờ ơ chưa có nhu cầu", ông Khương Văn Tài - Giám đốc Xí nghiệp 8 Chi nhánh Cẩm Thủy, Tập đoàn Hồ Gươm cho hay.

Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Theo các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và người dân thắt chặt chi tiêu.

Lý giải về tình trạng này, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thắt chặt chi tiêu là một phần. Phần lớn lượng hàng tồn kho của phía đối tác châu Âu, Mỹ là quần áo mặc thiết yếu ở thời điểm dịch COVID-19 bùng phát người dân hạn chế ra ngoài, nay lượng hàng này dồn lại. Ngoài ra, nhu cầu chuyển sang các mặt hàng quần áo công sở, du lịch, hoạt động ngoài trời khiến doanh nghiệp sẽ mất thời gian xử lý hàng tồn.

Ông Lưu Tiến Chung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: "Chuỗi cung ứng giờ thay đổi rất nhanh. Hiện chúng ta không thể dự báo, hay việc có kế hoạch dài hạn trước 1 - 2 năm giờ rất khó. Thực tế này đòi hỏi các nhà máy sẽ phải thích ứng, chuyển đổi mô hình sản xuất, tay nghề của người lao động, công nghệ thích ứng với mặt hàng mới thị trường mới".

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, việc ùn ứ, chậm đơn hàng chỉ diễn ra cục bộ ở một số nhóm mặt hàng nhất định khi mà nhu cầu tiêu dùng đang định hình lại. Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, kể cả các mặt hàng cao cấp veston, áo khoác, đồ thể thao, leo núi vẫn đang giữ được đơn hàng tốt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tập đoàn CEO lên kế hoạch huy động hơn 2.500 tỷ đồng

Dự kiến, Tập đoàn CEO phát hành hơn 257,3 triệu cổ phiếu thu về hơn 2.500 tỷ đồng để đầu tư dự án Phú Quốc ...

Viglacera (VGC) báo lãi gần 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Tổng công ty Viglacera - CTCP (mã: VGC) đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm 2022. Tổng ...

Y tế Việt Nhật (JVC) lỗ luỹ kế hơn 1.100 tỷ đồng, “ngốn'” gần hết vốn điều lệ sau kiểm toán

Sau kiểm toán năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật (mã CK: JVC) ghi nhận lợi nhuận ...

Quỳnh Nga