Giao dịch thương mại điện tử năm 2020 ước đạt 14 tỷ USD

Cập nhật: 10:30 | 03/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến năm 2020 là 14 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kì năm trước.

Thương mại điện tử: Nhiều cơ hội bứt phá sau đại dịch

Năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh do ảnh hưởng Covid-19

Toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam năm 2020

Sự tăng trưởng của TMĐT

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, ngành TMĐT ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 46%. Trong đó, hầu hết các ngành tăng trưởng mạnh trừ Du lịch. Nhìn chung, tổng giá trị giao dịch (GMV) dự kiến cho năm 2020 là 14 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kì năm trước.

Dự kiến vào năm 2025, toàn bộ nền kinh tế Internet có khả năng đạt giá trị 52 tỷ USD, giúp tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng trở lại ở mức gần 29 %.

Sự gia nhập thị trường TMĐT

Khi dịch Covid-19 bùng phát, người Việt Nam chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Số liệu Nielsen đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25%, trong khi ở các kênh truyền thống như siêu thị, chợ và tạp hóa chỉ tăng lần lượt là 7%, 3% và 6%.

Theo Bộ Công thương, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh (tháng 2-4/2020), có 57% doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan tới TMĐT cho biết doanh thu tăng trưởng dưới 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí tăng trưởng âm. Tuy nhiên, vẫn có 24% doanh nghiệp có doanh thu tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước đó.

0355-thuongmaidientu11a
Toàn cảnh thương mại điện tử năm 2020

Sự mở rộng phát triển của các sàn TMĐT

4 sàn TMĐT lớn tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Trong đó, Shopee vượt hẳn lên so với các đối thủ.

Bên cạnh đó, trang TMĐT chuyên bán hàng hiệu Leflair đột ngột đóng cửa, các nhà cung cấp, khách hàng thanh toán trước có nguy cơ mất tiền. Ngoài ra, thương vụ sáp nhập giữa Tiki và Sendo không đi tới kết quả.

Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đẩy mạnh tính năng phát trực tiếp (Livestream) trên ứng dụng di động. Tiếp theo là các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng chuyên sâu, đặc biệt tập trung vào dịch vụ giao hàng nhanh (Shopee Express, Tiki Now...)

Nhiều sự kiện mua sắm lớn: Ngày hồi mua sắm trực tuyến mua Việt Nam (Online Friday) 2020; Sự kiện ngày lễ độc thân 11/11; Sự kiện Siêu sale cuối năm 12/12; Black Friday; Cyber Monday...

Trong các sự kiện mua sắm trên, các sàn TMĐT ghi nhận lượng truy cập lớn.

TMĐT Quốc gia trong 5 năm tới

Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, Bộ Công thương hoạch định: Quy mô thị trường TMĐT: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua hàng hóa dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.

Doanh số TMĐT B2C (tính cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỉ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Hạ Vy

Tin liên quan