Giải pháp khắc phục nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán: Xong lý thuyết - chờ thực hành

Cập nhật: 09:37 | 17/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngày 16/3, 3 đơn vị là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có buổi họp trực tuyến để thống nhất quy trình chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX.

3606-ngt
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo đó, 3 đơn vị cùng thống nhất xây dựng một quy trình tiếp nhận xử lý hồ sơ, chuyển giao thông tin dữ liệu doanh nghiệp, cài đặt hệ thống tại cả ba đơn vị được tối ưu hoá. Thời gian xử lý hồ sơ, thời gian ngừng giao dịch của cổ phiếu được rút ngắn tối đa nhưng quy trình vẫn đảm bảo việc xử lý dữ liệu, cài đặt hệ thống tại HOSE, VSD và HNX để các hoạt động liên quan tới cổ phiếu chuyển giao dịch như: Giao dịch, công bố thông tin, giám sát giao dịch và thanh toán bù trừ, đáp ứng quy định.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao dịch, HNX và HOSE và VSD sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể.

Cũng trong chiều ngày 16/3, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, đơn vị đã nhận được công văn đề nghị chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX của 3 doanh nghiệp. Đó là CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC), CTCP BIBICA (BCC), CTCP Giống cây trồng Miền Nam (SSC). Đây là ba doanh nghiệp đầu tiên triển khai thủ tục chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX theo hướng dẫn của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại công văn số 713/UBCK-PTTT ngày 3/3/2021 với mục đích giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Liên quan đến sự cố hệ thống giao dịch của HOSE bị nghẽn lệnh hơn 3 tháng nay,trả lời báo giới, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nhận định, ban đầu các nhà đầu tư cũng nhìn nhận đây là sự cố không mong muốn. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, HOSE đang cố gắng khắc phục sự cố này.

Tuy nhiên đã hơn 3 tháng qua, đại diện cơ quan quản lý chưa có một lời xin lỗi nhà đầu tư và đưa ra cam kết khi nào sẽ có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này.

Với việc thị trường bị ùn ứ lệnh khi bước sang phiên chiều giao dịch, nhà đầu tư có thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không chỉ là tâm lý mà còn thiệt hại bằng tiền. Liên tục trong nhiều ngày, cứ đến chiều là hệ thống bị "đơ", tê liệt hoàn toàn. Nhà đầu tư không thể giao dịch được, thấy giá tốt muốn mua hoặc bán cũng không thể được. Có buổi sáng bán nhưng không biết có khớp lệnh được hay không.

Đối với nhiều công ty muốn niêm yết lên HOSE, 3 tháng nay không niêm yết được. Do đó, quyền lợi của cổ đông các công ty này bị thiệt hại.

Khi hệ thống giao dịch hoạt động bình thường thì nhà đầu tư yên tâm đầu tư, nhưng khi hệ thống nghẽn lệnh thì họ phải phòng thủ, tìm cách bảo toàn vốn. Tuần trước, thị trường ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng hơn 10 phiên. Rõ ràng tình trạng nghẽn lệnh trên hệ thống giao dịch HOSE đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin.

Tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng phiên VN-Index mất mốc 1.180 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 16/3/2021, VN-Index giảm điểm về dưới mốc 1.180 điểm sau phiên tăng nhẹ đầu tuần. Khối tự doanh công ty ...

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 17/3/2021: FLC, TCM, FPT, DAG, PVC, KDH

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...

Thị trường chứng khoán ngày 17/3/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

Thống nhất được quy trình chuyển giao dịch cổ phiếu nhằm giải quyết nghẽn lệnh tại HOSE; 2 triệu cổ phiếu VTS sẽ hủy niêm ...

Quân Vương T/H