Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực trong 9 tháng đầu 2022

Cập nhật: 12:00 | 29/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong 9 tháng đạt 15,4 tỷ USD.

Cơ cấu đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2022 theo tháng và theo thành phần vốn đầu tư. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Cơ cấu đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2022 theo tháng và theo thành phần vốn đầu tư. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Tính đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 3 điểm phần trăm so với 8 tháng.

Tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, tăng lần lượt là 29,9% và 1,9%.

Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu 2022 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 5,7 điểm phần trăm so với 8 tháng, đạt 15,4 tỷ USD.

Trong 9 tháng, có 1.355 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký với tổng vốn 7,12 tỷ USD, tăng 11,8% về số dự án so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 7,12 tỷ USD (giảm 43% so với cùng kỳ). Điểm tích cực là số dự án đầu tư mới đang tăng lên theo từng tháng kể từ đầu năm. Cụ thể, số dự án đầu tư mới trong tháng 9/2022 tăng 6,8% so với tháng 8 và 46,2% so với tháng 7/2022.

9 tháng qua, có 769 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với 8,3 tỷ USD, tăng 13,4% về số lượt dự án và tăng 29,9% về số vốn; 2.697 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 3,28 tỷ USD, giảm 4,7% về số lượt, nhưng tăng 1,9% về số vốn.

Trong 9 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676,9 triệu USD và 617,9 triệu USD.

Về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,7% và 15,9% tổng số dự án.

Về đối tác đầu tư, trong 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,75 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào nước ta. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư.

TP HCM là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021.Tiếp đến là Bình Dương với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 431,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng

Chuyên gia tại BSC cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực từ việc tỷ giá ...

Nâng lãi suất là cần thiết để ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, đã có những chia sẻ về việc tăng lãi suất để kiềm chế đà ...

World Bank dự báo Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á năm 2022

World Bank vừa nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2%, cao nhất trong khu vực khảo sát.

Lâm Tuyền

Tin cũ hơn
Xem thêm