Giá xăng dầu sắp chạm ngưỡng cao nhất trong lịch sử

Cập nhật: 16:36 | 04/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Giá xăng dầu liên tục tăng mạnh có nguy cơ đẩy giá xăng hướng đến vùng cao nhất lịch sử thiết lập vào 6/2014. Với chu kỳ điều chỉnh giá 15 ngày/lần khiến giá xăng tại Việt Nam luôn bị điều chỉnh chậm nhịp hơn thế giới.  

gia xang dau sap cham nguong cao nhat trong lich su Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Đi lên
gia xang dau sap cham nguong cao nhat trong lich su Giá xăng tiếp tục tăng mạnh gần 1000 đồng/lít

Kỷ lục mức giá cao nhất trong lịch sử của RON 95 đến nay là mức giá 25.730 đồng một lít (vùng một). Với các địa bàn xa trung tâm, cảng biển (vùng hai), xăng RON 95 có giá là 26.240 đồng một lít, từ 20h ngày 23/6/2014.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá xăng dầu liên tục tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng RON 95 đang hướng đến vùng giá cao nhất lịch sử thiết lập vào tháng 6/2014.

Cụ thể, ngày 2/5/2019, giá xăng RON 95 - III được doanh nghiệp niêm yết ở mức giá 22.190 đồng/lít.

Như vậy, mức giá này thấp hơn mức kỷ lục đặt ra hồi tháng 6/2014 chỉ là 3.540 đồng/lít.

Với 3 lần tăng giá liên tiếp gần đây, giá xăng RON 95 tổng cộng đã tăng thêm tới 3.642 đồng/lít.

Phải lưu ý thêm rằng, trong lần tăng giá ngày 2/5, Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng trong nước vẫn đang được duy trì ở mức thấp hơn khá nhiều so với giá cơ sở”. Có nghĩa, giá bán lẻ hiện hành vẫn đang được bù bằng Quỹ bình ổn giá. Cụ thể, với RON 95 đang được bù 283 đồng/lít.

gia xang dau sap cham nguong cao nhat trong lich su
Hình minh họa.

Giá xăng dầu tại Việt Nam hiện điều chỉnh giá theo chu kỳ 15 ngày/lần. Theo nhiều chuyên gia, giá xăng dầu Việt Nam luôn điều chỉnh có phần chậm hơn nhịp thế giới. Từ thời điểm đó đến hết Tết Nguyên đán (trong khoảng gần 5 tháng), giá xăng trong nước được điều chỉnh giảm hoặc giữ nguyên liên tiếp dù giá dầu thế giới tiếp tục biến động.

So với các nước trong khu vực, giá xăng ở Việt Nam ở mức trung bình, cao hơn Malaysia và Indonesia, theo số liệu của Global Petrol Prices. Ở Việt Nam, công cụ chủ yếu để hạn chế biến động giá nhiên liệu do biến động giá dầu trên thị trường quốc tế và điều tiết giá trong nước là Quỹ bình ổn xăng dầu.

Tuy nhiên ở một số quốc gia Đông Nam Á khác, điều tiết và trợ cấp giá nhiên liệu đã trở thành một chính sách quan trọng đến mức trở thành một vấn đề chính trị.

Tại Malaysia, một trong những lý do Liên minh Hi vọng (Pakatan Harapan) chiến thắng đợt bầu cử năm 2018 là cam kết tái áp dụng trợ cấp giá nhiên liệu mà cựu Thủ tướng Najib Razak đã từ bỏ. Kể từ khi lên nắm quyền, chính phủ mới của Malaysia áp dụng giá trần cho xăng RON95 và trợ cấp chênh lệch giá khi giá thị trường tăng vượt trần.

Tại Indonesia, trợ cấp xăng dầu kết thúc từ năm 2015. Cải cách chính sách trợ cấp giúp Indonesia tiết kiệm khoảng 8 tỷ USD và dùng số tiền này để phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình xã hội. Tuy nhiên, khi giá dầu thô tiếp tục tăng, chính phủ nước này quyết định tái áp dụng trợ cấp giá nhiên liệu.

Có thể nói, giá xăng Việt Nam thấp tương đối so với các nước thuộc ASEAN. Tuy nhiên chu kỳ điều chỉnh giá 15 ngày/lần khiến giá xăng tại Việt Nam luôn bị điều chỉnh chậm nhịp hơn thế giới.

Giá xăng dầu tăng cao kéo theo rất nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là với lĩnh vực vận tải. Một chủ doanh nghiệp vận tải cho biết: doanh nghiệp (DN) không phàn nàn về giá xăng, dầu quá cao vì nếu điều tiết theo đúng thị trường xăng dầu quốc tế, đây là điều cả người dân và DN đều phải chấp nhận. Vấn đề là cách điều hành giá xăng dầu của VN hiện nay không hợp lý. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, Nhà nước lại dùng quỹ bình ổn kìm hãm lại, dồn đến đợt sau tăng quá cao khiến DN “méo mặt”. Bên cạnh đó, công thức tính giá xăng dầu không minh bạch, DN không dự trù trước được giá tăng/giảm của nhiên liệu để chốt khi ký hợp đồng với khách hàng.

Minh Dương (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm