Giá xăng dầu hôm nay 3/6/2022: Bất ngờ giảm mạnh

Cập nhật: 06:45 | 03/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc OPEC loại Nga khỏi thoả thuận dầu mỏ, cùng với đồng USD mạnh hơn khiến giá xăng dầu hôm nay rơi thẳng đứng.

Giá xăng dầu hôm nay 2/6/2022: Tăng thêm gần 1.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 1/6/2022: Có thể vượt qua mức 31.000 đồng/lít?

Bộ Công Thương: Giá xăng dầu Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn nhiều Quốc gia

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 3/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giảm còn 113,52 USD/thùng. Còn giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 114,47 USD/thùng.

Các chuyên gia nhận định, thị trường dầu thô ghi nhận thông tin về việc OPEC đang xem xét loại bỏ Nga khỏi các thoả thuận dầu mỏ, khiến giá dầu sụt giảm mạnh.

Nếu quyết định của OPEC được thực hiện sẽ mở đường cho Saudi Arabia, UAE và các nước xuất khẩu dầu khác trong OPEC tăng thêm sản lượng. Điều này có nghĩa nguồn cung dầu sẽ tăng chứ không giảm, bởi vốn dĩ trước đó, dầu thô Nga đã gặp khó trong việc tìm đầu ra trước một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

4402-giaxangdau
Ảnh minh họa

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng Fed tăng lãi suất lại nóng lên. Ngược lại, việc Trung Quốc mở cửa trở lại các trung tâm thương mại, khu công nghiệp tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá dầu.

Trong một buổi phỏng vấn với tờ Der Spiegel (Đức) Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol cho rằng thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng "lớn hơn nhiều" so với những năm 1970.

Mới đây, EU đã đồng ý nhập khẩu tới 2/3 lượng dầu thô từ Nga. Điều này sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu vốn đã rất eo hẹp.

Thế giới, đặc biệt là châu Âu, có thể đối mặt với một mùa hè thiếu xăng dầu và nhiên liệu máy bay, ông Birol nói.

Vị này cho biết thêm, nhu cầu nhiên liệu thường tăng khi kỳ nghỉ lễ chính bắt đầu ở châu Âu và Mỹ.

Dòng chảy dầu thô cạn kiệt làm giảm công suất các nhà máy lọc dầu toàn cầu, dẫn đến tồn kho ở nhiều nước trong đó có Mỹ ở mức thấp.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Châu Âu làm khó OPEC+

Theo một số ước tính, các lệnh trừng phạt trước đã ảnh hưởng đến khoảng 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga và các cấm vận mới có thể gây thêm đau đớn cho xứ sở Bạch Dương, khiến nguồn cung dầu trên thế giới trở nên eo hẹp hơn. Giới phân tích tin rằng giá dầu WTI có thể kiểm tra lại mức đỉnh hồi tháng 3 là 130,5 USD/thùng.

Theo một số nhà quan sát khác, việc EU quyết định ngăn chặn các công ty bảo hiểm cung ứng dịch vụ cho các tàu chở dầu của Nga là một bước đi ít ai ngờ. Động thái này có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của Nga nhằm bán dầu sang Ấn Độ và Trung Quốc.

"Điều đó kết hợp với việc Trung Quốc mở cửa trở lại chỉ tạo thêm áp lực lên nguồn cung. Các lệnh trừng phạt, không có bảo hiểm hàng hải và sự phục hồi của Trung Quốc khiến thị trường bị siết chặt và các nước chật vật tranh giành dầu thô với nhau", ông Yergin nhận định.

Ở cuộc phỏng vấn khác với CNBC, ông John Kilduff, đối tác cấp cao tại Again Capital, cho biết dầu thô của Nga có thể bị hạn chế tiếp cận thị trường nhưng không thể bị loại bỏ hoàn toàn.

"Chúng ta đang ở một tình thế rất khó khăn, nhưng thực tế không hẳn quá đáng ngại. Nga có thể lách trừng phạt, như cách Iran từng làm. Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu. Các tàu chở hàng sẽ trung chuyển dầu giữa đêm ngoài biển…", ông Kilduff giải thích.

Ông Kilduff cho rằng giá dầu WTI không thể quay lại mức đỉnh tháng 3, vì Trung Quốc là một nhân tố khó lường và nhu cầu của đất nước tỷ dân có thể không cao như kỳ vọng khi họ mở cửa lại nền kinh tế. Chưa kể, OPEC dự báo sẽ thặng dư nguồn cung 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm