Giá xăng dầu hôm nay 29/6/2022: Quay đầu tăng mạnh

Cập nhật: 06:28 | 29/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 29/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tăng vọt khi thị trường lại "nóng" lên chuyện nguồn cung bị thắt chặt hơn nữa trong bối cảnh các nước G7 đang xem xét việc áp trận giá năng lượng của Nga như một biện pháp hạ nhiệt giá năng lượng.

Giá xăng dầu hôm nay 27/6/2022: Một tuần tăng "phi mã"

Ngành dầu mỏ rơi vào cuộc khủng hoảng 'chưa từng có'

Giá xăng dầu hôm nay 28/6/2022: Dầu Brent trượt về mức 112,06 USD/thùng

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 110,39 USD/thùng, tăng 0,82 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 28/6, giá dầu WTI giao tháng 8/2022 đã tăng tới 3,8 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 115,91 USD/thùng, tăng 0,82 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 3,85 USD so với cùng thời điểm ngày 28/6.

Giá dầu tăng vọt khi thị trường lại "nóng" lên chuyện nguồn cung bị thắt chặt hơn nữa trong bối cảnh các nước G7 đang xem xét việc áp trận giá năng lượng của Nga như một biện pháp hạ nhiệt giá năng lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank of Australia, quyết định trên của G7 nếu được áp dụng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô và các sản phẩm tinh chế toàn cầu.

Động thái này của G7 nếu được áp dụng sẽ buộc nhiều nước phải tìm kiếm các nguồn cung dầu thô mới. Tuy nhiên, trong khi các nước OPEC+ đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng thì việc bổ sung thêm nguồn cung dầu từ Iran, Venezuela cần phải có các cuộc đàm phán bởi cả 2 quốc gia này đều đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.

Libya ngày 27/6 đã thông báo về việc nước này sẽ phải tạm dừng xuất khẩu ở khu vực Sirte trong bối cảnh sản lượng tại khu vực này bị hạn chế bởi tình trạng bất ổn.

Ở chiều hướng khác, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu, trong đó có dầu thô, được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi mùa hè khắc nghiệt và mùa du lịch đã bắt đầu tại nhiều quốc gia.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD suy yếu khi giới đầu tư đánh giá lại các triển vọng về chính sách tiền tệ của Fed.

Tại thị trường trong nước, chiều 21/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.302 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 32.873 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 30.019 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 28.785 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.735 đồng/kg.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 185 đồng/lít

31.302 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 498 đồng/lít

32.873 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 999 đồng/lít

30.019 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 946 đồng/lít

28.785 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 378 đồng/kg

20.735 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/6. Như vậy, giá xăng dầu đã có đợt tăng 7 liên tiếp và liên tục thiết lập kỷ lục mới.

OPEC+ hạ dự báo thặng dư thị trường dầu

Một báo cáo được chuẩn bị trước thềm cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) thuộc OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 28/6, cho thấy nhóm OPEC+ hiện dự báo thặng dư thị trường dầu ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm nay - giảm so với ước tính 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.

Việc hạ dự báo thặng dư dầu thô được đưa ra khi nhóm OPEC+ tiếp tục khai thác dưới hạn ngạch của mình. OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng trong tháng 5 lên 432.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, nhóm đã không thể đạt được mục tiêu này, thấp hơn 2,7 triệu thùng/ngày.

Trong tháng 6, OPEC+ một lần nữa đồng ý tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày, nhưng những diễn biến thị trường cho thấy nhóm cũng sẽ không thể đạt được hạn ngạch đó.

Đối với tháng 7 và tháng 8, OPEC+ thậm chí còn tham vọng hơn, nâng cao mục tiêu sản lượng ở mức độ lớn hơn, về cơ bản là nâng mức tăng tháng 9 mà họ đã lên kế hoạch cho tháng 7 và tháng 8.

Tuy nhiên, việc OPEC+ tiếp tục khai thác thấp hơn hạn mức sẽ làm giảm bất kỳ thặng dư thị trường dự kiến ​​nào, nếu thực sự OPEC+ đang sử dụng các số liệu khai thác này trong ước tính của họ.

Được biết, Nigeria là quốc gia tụt hậu về sản lượng lớn nhất của OPEC, liên tục không đạt được sản lượng so với hạn ngạch khai thác. Nhưng Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria tuần trước cho biết nước này có thể đáp ứng hạn ngạch của OPEC vào cuối tháng 8.

Nếu Nigeria đạt được hạn ngạch khai thác của mình vào cuối tháng 8 khi hạn ngạch OPEC+ đã được thu hồi hoàn toàn, thì sẽ phải mất một chặng đường dài để tăng thêm thặng dư thị trường.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm