Giá xăng dầu hôm nay 29/4/2022: Tiếp tục tăng

Cập nhật: 07:33 | 29/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới giữ vững đà tăng sau quyết định cắt nguồn cung khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan của Nga, trong khi các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc làm tăng triển vọng nhu cầu nhiên liệu.

Giá xăng dầu hôm nay 28/4/2022: Phục hồi tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 27/4/2022: Biến động trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 26/4/2022: Trên đà lao dốc mạnh

Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 101,9 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 105,3 USD/thùng.

Giá dầu tăng giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan, đồng thời các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc làm tăng triển vọng nhu cầu nhiên liệu.

3143-giaxangdau
Ảnh minh họa

Gazprom ngày 27/4 thông báo việc ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn cho Bulgaria và Ba Lan do hai quốc gia này không thực hiện việc thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble theo các quy định mới mà Nga đã công bố.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/4 cảnh báo châu Á phải đối mặt với triển vọng "lạm phát đình trệ" trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, chi phí nguyên vật liệu tăng vọt và kinh tế tăng trưởng chậm ở Trung Quốc tạo ra tình trạng không chắc chắn.

Cùng ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo sẽ tăng cường hỗ trợ các chính sách tiền tệ thận trọng để hỗ trợ nền kinh tế khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chạy đua để dập dịch COVID-19 sắp bùng phát ở thủ đô, nhằm ngăn chặn tình trạng phong tỏa tương tự xảy ra ở Thượng Hải trong một tháng. Bất kỳ biện pháp kích thích kinh tế nào cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.

Công ty dữ liệu du lịch OAG có trụ sở tại Anh cho hay, bất chấp thị trường hàng không Trung Quốc ngừng hoạt động một thời gian dài, nhu cầu bay nội địa của thị trường hàng không lớn nhất châu Á vẫn phục hồi, qua đó thúc đẩy năng lực hàng không toàn cầu lên mức cao nhất từ đầu năm 2022 đến nay.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.134 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 27.992 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.359 đồng/lít (tăng 979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); giá dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.800 đồng/kg.

ăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 663 đồng/lít

27.134 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 675 đồng/lít

27.992 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 979 đồng/lít

25.359 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 801 đồng/lít

23.828 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 871 đồng/kg

21.800 đồng/kg

Giá dầu có thể vọt lên kỷ lục 185 USD/thùng nếu EU cấm vận dầu Nga

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu thảo luận về khả năng áp đặt một lệnh cấm vận lên dầu thô của Nga, nhưng khối vẫn chia rẽ và bất đồng quan điểm.

Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, tiếp tục phản đối lệnh cấm nhập khẩu ngay lập tức đối dầu thô của Nga. Berlin cho rằng một động thái như vậy sẽ đẩy Đức và châu Âu vào một cuộc suy thoái sâu sắc.

Ngoài Đức, Hungary, Áo cùng một số nước khác cũng không đồng tình với việc cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 4, Đức đã báo hiệu sẽ chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga trong năm nay.

Nếu trong gói trừng phạt thứ 6 nhắm vào Nga, EU quyết định ngay lập tức ngừng nhập khẩu dầu của nước này, giá dầu Brent có thể tăng 65% lên tới 185 USD/thùng, bà Natasha Kaneva - trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của JPMorgan, cảnh báo.

Theo vị chuyên gia, một lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn và ngay lập tức sẽ cắt đứt hơn 4 triệu thùng dầu thô của Nga ra khỏi thị trường mỗi ngày, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ lại không thể hấp thụ ngay được lượng dầu này.

Song, một lệnh cấm như trên không phải là kịch bản cơ sở của JPMorgan. Đại gia ngân hàng Phố Wall nhận thấy nguồn cung của Nga cho châu Âu sẽ chỉ bị mất khoảng 2,1 triệu thùng/ngày.

Nếu EU áp dụng một lệnh cấm nhập khẩu dần dần đối với dầu thô của Nga, chẳng hạn như trong vài tháng, thì giá dầu sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể, bà Kaneva cho hay với Bloomberg.

Chia sẻ với AFP tuần trước, các quan chức châu Âu cho biết các nước đang nghiên cứu cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng việc soạn thảo và chuẩn bị có thể mất "vài tháng".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire bình luận thêm: "Tôi hy vọng rằng trong những tuần tới, chúng tôi có thể thuyết phục các đối tác châu Âu ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga".

Hạ Vy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm