Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2022: Chưa dứt đà giảm

Cập nhật: 06:49 | 27/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h30 ngày 27/11 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại nhu cầu dầu toàn cầu suy yếu ngày một lớn trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

TP HCM đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu

Giá xăng dầu hôm nay 25/11/2022: Lao dốc "thê thảm"

Giá xăng dầu hôm nay 26/11/2022: Trên đà trượt dốc

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 76,55 USD/thùng, giảm 1,39 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 83,87 USD/thùng, giảm 1,54 USD/thùng trong phiên. Giá dầu sụt giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại nhu cầu dầu toàn cầu suy yếu ngày một lớn trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo dữ liệu thông kê, số ca mắc Covid-19 mới ở nước này trong tuần được ghi nhận ở mức kỷ lục, 31.000 ca. Trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã tiếp tục thực thi các biện pháp phong toả, hạn chế đi lại... để kiềm chế sự lây lan của dịch. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Thông tin về việc EU và G7 chưa đạt thống nhất về giá áp trần với dầu thô Nga, qua đó làm giảm lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nga, trong khi các quốc gia châu Âu cho biết đã lấp đầy kho dự trữ khí đốt cũng là những nhân tố khiến giá dầu ngày 26/11 giảm mạnh.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các loại xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.670 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.780 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.640 đồng/lít; giá dầu diesel không cao hơn 24.800 đồng/lít; giá dầu mazut không cao hơn 14.780 đồng/kg.

Mức giá áp trần cho dầu Nga bao nhiêu là hợp lý?

Theo vài nguồn tin trong ngành mà Reuters thu thập được, mức trần 65 – 70 USD cho mỗi thùng dầu Nga là không đủ để kìm hãm doanh thu của Moscow, vì đây là mức giá hiện hành trong các phiên giao dịch.

Mục tiêu chính của chính sách giới hạn giá dầu: Kìm hãm doanh thu từ ngành dầu mỏ, thu hẹp ngân sách dùng trong chiến tranh Nga – Ukraine của điện. Ngoài ra, chính sách này phải bảo đảm dầu Nga tiếp tục được lưu thông bằng cách hạn chế dịch vụ vận chuyển chỉ khi dầu thô Nga có giá vượt mức trần.

Hiện nay, G7 và EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng chính sách áp trần giá và lệnh cấm nhập khẩu dầu thô hàng hải Nga vào EU ​​sẽ đi vào hiệu lực trong vòng chưa đầy hai tuần nữa, tức ngày 5/12.

Tuy nhiên, theo thông tin được công bố hôm 23/11, mức giá áp trần được đề xuất hiện tại không có đủ khả năng để kìm hãm giá dầu Nga một cách hiệu quả. Trên thực tế, 27 Quốc gia thành viên EU vẫn đang thảo luận về đề xuất giới hạn giá dầu của G7. Thế nhưng, họ đã không đưa ra được quyết định nào vào 23/11, vì nội bộ EU tiếp tục tranh cãi về tính hiệu quả của mức giá 65 – 70 USD/thùng.

Hai nguồn tin từ Reuters cho biết, nhiều nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang mua dầu Urals với mức chiết khấu 25 - 35 USD/thùng – một con số thấp hơn rất nhiều so với mức giá trần. Trong khi đó, dầu Brent đang được giao dịch ở mức khoảng 85 USD/thùng.

Tuần trước, dầu Urals cũng đã được bán ra với giá rẻ hơn 23 USD/thùng so với dầu Brent.

Về phía EU, Reuters cho biết các quốc gia thành viên đã tiếp tục đàm phán vào ngày 24 và 25/11, nhưng sự bất đồng ý kiến vẫn còn đó. Một vài thành viên EU, như các nước láng giềng của Nga là Ba Lan, Litva và Estonia, thì cho rằng mức trần giá đang được đề xuất lại quá cao, tạo điều kiện cho Nga tiếp tục đạt được doanh thu cao từ xăng dầu.

Còn một nhóm khác, chủ yếu bao gồm các nước phía nam EU có ngành hàng hải phát triển mạnh (Hy Lạp, Malta và Síp), thì cho rằng mức trần 65 - 70 USD là quá thấp. Do đó, họ yêu cầu bồi thường cho tổn thất có thể xảy ra nếu họ chở dầu Nga trên tàu của họ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm