Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2022: Dầu thế giới điều chỉnh tăng giá

Cập nhật: 07:05 | 24/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h50 ngày 24/11 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt hơn khi OPEC+ có khả năng cắt giảm thêm sản lượng để cân bằng thị trường.

Bộ Tài chính kiến nghị áp dụng 4 mức thuế bảo vệ môi trường linh hoạt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2022: Biến động trái chiều trong nước và quốc tế

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2022: Duy trì ổn định

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 81,29 USD/thùng, tăng 0,34 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 23/11, giá dầu WTI giao tháng 1/2022 đã tăng tới 1,06 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 88,65 USD/thùng, tăng 0,29 USD/thùng trong phiên và tăng tới 1,03 USD so với cùng thời điểm ngày 23/11.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giá dầu tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt hơn khi OPEC+ có khả năng cắt giảm thêm sản lượng để cân bằng thị trường. Đồng USD mất giá mạnh cũng là yếu tố hỗ trợ giá dầu thô đi lên.

Ngoài ra, giá dầu ngày 23/11 tăng mạnh còn do thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/1984 vào tuần trước. Cụ thể, theo Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã giảm 4,2 triệu thùng, giảm xa dự báo 2,2 triệu thùng được đưa ra trước đó. Tồn kho xăng của Mỹ cũng giảm 400.000 thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1,1 triệu thùng.

Trước đó, giá dầu thô cũng được thúc đẩy bởi lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Nga khi các lệnh cấm vận của EU, G7 có hiệu lực vào ngày 5/12 tới. Theo tính toán, cơ chế giới hạn giá do Mỹ dẫn đầu của G7 và lệnh cấm từ EU có khả năng làm gián đoạn 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đến châu Âu. Lệnh cấm vào tháng 2 đối với các sản phẩm dầu thô cũng sẽ có tác động đáng lo ngại đối với thị trường dầu diesel vốn đã khan hiếm.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu thô cũng bị kiềm chế đáng kể bởi thông tin EU cân nhắc giảm các lệnh cấm vận, trừng phạt với dầu thô Nga và diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các loại xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.670 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.780 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.640 đồng/lít; giá dầu diesel không cao hơn 24.800 đồng/lít; giá dầu mazut không cao hơn 14.780 đồng/kg.

Khí đốt Nga quá cảnh qua Ukraine vẫn duy trì ổn định

TASS cho biết, nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu quá cảnh qua Ukraine vẫn ở mức 42,4 triệu mét khối thông qua trạm phân phối khí đốt Sudzha vào ngày 22/11. Các quốc gia EU tiếp tục tích cực lấy khí đốt từ các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất. Vào ngày 20/11, 146,5 triệu mét khối khí đốt đã được rút khỏi các cơ sở UGS của các nước EU và khoảng 42 triệu mét khối khí đã được bơm, theo dữ liệu do Cơ quan hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE) cung cấp. Mùa sưởi ấm bắt đầu ở châu Âu vào giữa tháng 11.

Hiện tại các cơ sở UGS của châu Âu đã đầy 95,04%, với 102,8 tỷ mét khối khí được lưu trữ trong đó. Theo GIE, công suất tối đa của các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu là 107,7 tỷ mét khối.

Dữ liệu được công bố trên trang web của Nhà điều hành Hệ thống Truyền tải Khí đốt của Ukraine (GTSOU) cũng cho thấy, nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu quá cảnh qua Ukraine vẫn ở mức 42,4 triệu mét khối thông qua trạm phân phối khí đốt Sudzha vào ngày 22/11. Tuyến đường vận chuyển qua Ukraine vẫn là tuyến đường duy nhất cung cấp khí đốt của Nga cho các nước Tây và Trung Âu sau khi Nord Stream bị hư hại.

Không thấy các báo phương Tây đưa tin về tình hình khí đốt Nga qua Ukraine. Bloomberg thì đưa tin Ukraine có kế hoạch tăng phí vận chuyển dầu của Nga thông qua đường ống Druzhba đến Đông Âu vào năm tới do các cuộc tấn công của Moscow nhằm vào nguồn cung cấp điện của Ucraine, trích dẫn thư của Ukrtransnafta JSC, nhà điều hành mạng lưới đường ống dẫn dầu của Ukraine, thông báo cho đối tác Nga Transneft PJSC rằng "việc tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, tăng chi phí, thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế".

Việc cung cấp khí đốt qua Nord Stream đã bị đình chỉ hoàn toàn vào đầu tháng 9 cho đến khi sự cố rò rỉ dầu tại các máy nén của trạm Portovaya được khắc phục. Tuy nhiên, vào ngày 26/9, thiệt hại chưa từng có đã được ghi nhận tại 3 tuyến của đường ống Nord Stream 1 và 2. Các nhà địa chấn học Thụy Điển đã báo cáo hai vụ nổ được ghi lại dọc theo đường ống Nord Stream. Hiện chưa thể ước tính khung thời gian để phục hồi cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm