Giá xăng dầu hôm nay 21/3/2022: Tăng khoảng 2% do lo ngại thiếu nguồn cung

Cập nhật: 07:58 | 21/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu hôm nay 21/3/2022, giá dầu thô tiêp tục tăng trong phiên giao dịch đầu tuần vì lo ngại về khả năng khó tìm được nguồn cung thay thế cho sản lượng từ Nga.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 2,23% lên 105,44 USD/thùng vào lúc 7h07 (giờ Việt Nam) ngày 21/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng 2% lên 110,12 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng khoảng 2% trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (21/3), vì lo ngại về khả năng khó tìm được nguồn cung thay thế cho sản lượng từ Nga.

Căng thẳng ở Đông Âu đồng nghĩa với việc sản lượng dầu của Nga sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, do nước này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua năng lượng cho mình.

Mặc dù các chính phủ châu Âu đã không theo chân Mỹ trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, nhưng nhiều công ty trong khu vực vẫn tránh xa họ, ông Martijn Rats, chiến lược gia về hàng hoá tại Morgan Stanley, lưu ý.

"Thị trường dầu mỏ đã thắt chặt, đang thắt chặt và ngày càng thắt chặt hơn. Trong khoảng thời gian 12 - 18 tháng rất có thể giá sẽ tăng cao hơn nữa", ông nói thêm.

Dự đoán cơ bản của ông Rats là giá dầu thô Brent sẽ duy trì ở mức 120 USD/thùng vào quý III/2022, do nguồn cung của Nga đang giảm dần.

Vị chiến lược gia này cho biết dầu có thể sẽ giảm xuống khoảng 100 USD/thùng trong quý IV và neo ở mức đó trong cả năm 2023.

5719-oil
Ảnh minh họa

Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu sẽ thâm hụt nguồn cung 700.000 thùng/ngày trong quý II do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow và sự miễn cưỡng của người mua có thể khiến nguồn cung dầu của Nga giảm 3 triệu thùng/ngày từ tháng 4.

Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay sản lượng dầu của OPEC+ trong tháng 2 thấp hơn khoảng 1,05 triệu thùng dầu/ngày so với mức mục tiêu đã thống nhất trước đó. Trong tháng 1, mức thiếu hụt chỉ là 0,97 triệu thùng dầu/ngày.

Một số quốc gia tiêu thụ lớn, gồm cảMỹ, đã kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn để giúp làm dịu giá dầu, đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm sau khi Nga tấn công Ukraine.

Cho đến nay OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gồm cả Nga, đã không đáp lại các lời kêu gọi cung cấp thêm nguồn cung.

Chỉ một số ít quốc gia OPEC+ có khả năng nâng sản lượng một cách có ý nghĩa, đó là các nhà sản xuất vùng Vịnh - Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), theo Reuters.

UAE đã gây ra sự nhầm lẫn vào đầu tháng này khi đại sứ của họ tại Washington Yousuf Al Otaiba nói rằng Abu Dhabi ủng hộ việc tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC xem xét điều này.

Nhưng Bộ trưởng Năng lượng Suhail al-Mazrouei cho biết nước này tuân thủ cam kết với OPEC+ về thoả thuận sản lượng dầu hàng tháng và chưa đồng ý tăng sản lượng riêng lẻ ngoài khuôn khổ đó.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều ngày 11/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

5329-xyng
Cập nhật giá xăng dầu trong nước ngày 21/3

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/3. Như vậy, giá xăng dầu đã tăng 7 phiên liên tiếp, đưa mặt hàng này lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.

TP.HCM: Căn hộ view sông ngày càng được săn đón?

Tại TP.HCM, việc mua căn hộ sở hữu view thành phố không còn là điều quá mới mẻ. Thay vào đó, yếu tố view sông ...

Nhận định chứng khoán ngày 21/3/2022: VN-Index có thể quay đầu giảm trở lại

VN-Index có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, khối lượng giao dịch tuy vẫn ở dưới mức bình quân 10 và 20 phiên nhưng ...

Phiên giao dịch ngày 21/3/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Thu Thủy