Giá xăng dầu hôm nay 16/8/2022: Nối đà giảm

Cập nhật: 06:38 | 16/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h30 ngày 16/8 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới có xu hướng giảm mạnh khi mà lo ngại về suy thoái kinh tế lại "nóng" lên trong bối cảnh nhiều quan chức của Fed lên tiếng bày tỏ quan điểm về một đợt tăng lãi suất mới.

Giá xăng dầu hôm nay 13/8/2022: Nhảy vọt, hướng tới mốc 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 14/8/2022: Thị trường "bất ổn"

Giá xăng dầu hôm nay 15/8/2022: Diễn biến trái chiều

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 91,05 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 97,76 USD/thùng, giảm 0,39 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu có xu hướng giảm mạnh khi mà lo ngại về suy thoái kinh tế lại "nóng" lên trong bối cảnh nhiều quan chức của Fed lên tiếng bày tỏ quan điểm về một đợt tăng lãi suất mới.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari tại hội nghị Aspen Ideas vừa diễn ra mới đây đã cho rằng Fed còn rất xa mới tuyên bố chiến thắng về lạm phát; đồng thời đưa quan điểm về việc phải đưa lãi suất lên 3,8% vào cuối năm 2022 và 4,4% vào năm 2023. Cùng quan điểm này, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cũng cho rằng còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trước lạm phát.

Triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu cũng đang chịu áp lực tiêu cực bởi diễn biến tiêu cực của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 đang tái diễn tại nhiều quốc gia. Đồng USD mạnh hơn cũng là nhân tố khiến giá dầu đi xuống.

Trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu được dự báo khó khăn thì nguồn cung dầu lại tiếp tục nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Mỹ và một số nước đồng minh tiêu thụ dầu thô lớn sẽ bắt đầu kế hoạch xả kho dự trữ theo kế hoạch. OPEC+ vẫn sẽ duy trì kế hoạch tăng sản lượng như đã thoả thuận. Sản lượng dầu của Nga được dự báo sẽ tăng mạnh ở mức 500.000 thùng/ngày, thậm chí có thể lớn hơn khi mà nhiều nước EU đang tính đến chuyện “nới lỏng” các lệnh cấm vận với dầu thô của Nga.

Tại thị trường trong nước, ngày 11/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá ngày 11/8.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và định hướng điều hành giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 750 đồng/lít (kỳ trước là 850 đồng/lít), dầu diesel ở mức 350 đồng/lít (kỳ trước là 450 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 650 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 716 đồng/kg (kỳ trước là 787 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 22.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Giá dầu thô vẫn còn cao nhưng OPEC đã tính tới chuyện giảm sản lượng để kích giá?

Tuần trước, OPEC vừa công bố báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng, chỉ vài giờ sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát hành báo cáo riêng. Khác với IEA, OPEC dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm nay sẽ thấp hơn mức dự kiến trước đó.

Theo oilprice.com, liên minh này còn dự báo thị trường có khả năng thặng dư nguồn cung trong quý hiện tại, làm dấy lên đồn đoán rằng các nước thành viên có thể đang chuẩn bị cho việc cắt giảm sản lượng.

Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu mỏ năm nay sẽ đạt mức ổn định khoảng 3,1 triệu thùng/ngày, dù dự báo cho nửa cuối năm đã được điều chỉnh giảm do “khả năng COVID tái bùng phát và bất ổn địa chính trị”.

Tuy nhiên, OPEC đã hạ dự báo sản lượng mà họ cần bơm ra thị trường trong quý III khoảng 1,24 triệu thùng/ngày, xuống còn 28,27 triệu thùng/ngày. Mức này thấp hơn sản lượng mà 13 nước thành viên đã bơm vào tháng 7 khoảng 570.000 thùng/ngày.

Dự báo mới nhất của OPEC không phải là một tuyên bố mở về vấn đề cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, nó cho thấy liên minh dầu mỏ có thể đảo ngược chính sách sản xuất trong tương lai gần, nền tảng ZeroHedge nhận định.

Hầu hết các thành viên OPEC vẫn đang bơm dầu ít hơn hạn ngạch được giao. OPEC và các đối tác do Nga dẫn đầu (tức OPEC+) đã hứa hẹn sẽ nâng sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8, cao hơn mức ban đầu 420.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, liên minh năng lượng quyền lực bậc nhất hành tinh đã không thể hoàn thành mục tiêu đó trong tháng 7 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục vỡ kế hoạch trong tháng này, các chuyên gia năng lượng dự đoán.

Mặt khác, tại cuộc họp đầu tháng 7, OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày. Các nhà đầu tư đã rất ngạc nhiên trước con số khiêm tốn này và một số coi đây là cái tát trực tiếp vào Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi ông công du Trung Đông để đích thân đề nghị Riyadh cung cấp thêm dầu.

Thái tử Mohammed bin Salman - người đang điều hành Arab Saudi, khẳng định ông sẽ không động tới công suất dự phòng của đất nước, trừ khi tình hình cung cầu trên thị trường toàn cầu trở nên mất cân bằng.

Vị thái tử đã sử dụng các cụm từ như "công suất dự phòng bị hạn chế nghiêm trọng", mặc dù các nguồn tin của Reuters cho biết cả Arab Saudi và UAE đều có thể bơm "thêm nhiều dầu hơn" nếu nhu cầu thực tế phát sinh.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm