Giá xăng dầu hôm nay 11/5/2022: Thị trường xăng trong nước tăng kỷ lục?

Cập nhật: 06:40 | 11/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Với việc giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn giá xăng dầu thế giới từ 1.400 – 2.000 đồng/lít, giá xăng trong nước chiều nay (11/5) được dự báo sẽ tăng mạnh và đẩy giá xăng tiến mức 30.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 10/5/2022: Tiếp tục giảm mạnh 6%

Giá xăng dầu hôm nay 9/5/2022: Giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 7/5/2022: Tiếp đà tăng mạnh

Theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, chiều nay (11/5), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở điều hành cho kỳ điều hành từ ngày 11/5.

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 6/5 cho thấy giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore có xu hướng tăng mạnh.

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore cho kỳ điều hành mới là 138 USD/thùng và giá xăng RON 95 là 141 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu diezel cũng vượt mốc 156 USD/thùng và giá dầu hỏa tiến ngưỡng 150 USD/thùng.

3907-giaxangdau
Ảnh minh họa

Với diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu cho biết, hiện giá xăng RON 95 trong nước đang thấp hơn giá thế giới khoảng 1.900 – 2.100 đồng/lít, còn giá xăng E5 RON 92 thì thấp hơn khoảng 1.700 - 1.900 đồng/lít. Giá dầu diezel hiện cũng đang thấp hơn khoảng 1.400 - 1.700 đồng/lít.

Như vậy, nếu chiều nay cơ quan điều hành không can thiệp vào các mức chi, trích quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng tới 2.100 đồng/lít.

Tuy nhiên, vị này nhận định, nhiều khả năng cơ quan điều hành sẽ can thiệp bằng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) để giảm mức tăng của giá xăng dầu, có thể sẽ vào khoảng 70% so với mức âm hiện nay.

Nếu đúng như dự báo thì giá xăng RON 92 ngày mai vẫn có thể được điều chỉnh tăng tới 1.100 đồng/lít và giá xăng RON 95 sẽ tăng 1.300 đồng/lít. Giá dầu diezel sẽ tăng khoảng 1.000 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành ngày 4/5, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít) và RON 95 ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 500 đồng/lít), dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 119 đồng/lít và dầu mazut không trích lập.

Tại kỳ điều hành giá này, không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.468 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 28.434 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.530 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.560 đồng/kg.

Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 101,42 USD/thùng, giảm 0,35 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 9/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2022 đã giảm tới 8,34 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 104,73 USD/thùng, giảm 1,21 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 7,13 USD so với cùng thời điểm ngày 9/5.

Giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh thị trường tiếp tục ghi nhận thông tin tiêu cực về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Hoạt động thương mại của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được ghi nhận lao dốc mạnh trong tháng 4/2022 khi nhu cầu toàn cầu suy giảm và Thượng Hải cũng như nhiều tủng tâm công nghiệp khác đã phải đóng cửa do các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.

Cụ thể, theo dữ liệu được công bố ngày 9/5, xuất khẩu trong tháng 4/2022 của Trung Quốc chỉ tăng 3,7%, giảm mạnh so với mức tăng 15,7% của tháng 3.

Nhập khẩu của Trung Quốc cũng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn rất nhiều so với con số thống kê của tháng trước đó.

Riêng dầu thô, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 đã giảm tới 4,8% so với một năm trước đó.

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đang ngày một lớn khi hầu hết các thị trường đang đứng trước lo ngại về một đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước nhằm kiềm chế lạm phát.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do áp lực tâm lý từ đà lao dốc của thị trường chứng khoán và đồng USD mạnh hơn, đạt mức cao nhất 20 năm.

Ở chiều hướng ngược lại, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu đang có dấu hiệu suy giảm và có thể giảm mạnh hơn trong thời gian tới thì nguồn cung dầu thô vẫn đang được cải thiện. Ngoài OPEC+ thì nguồn cung dầu từ Nga vẫn được chuyển đến các nước, trong khi đó, nhiều nhà cung cấp dầu lớn đã quyết định giảm giá bán dầu cho khách hàng.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm