Giá vàng hôm nay 3/11/2022: Thị trường phấn khởi, sẽ tiếp tục đi lên

Cập nhật: 06:16 | 03/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới biến động mạnh trong bối cảnh giới đầu tư tìm kiếm thêm manh mối về chính sách tiền tệ của Mỹ sau khi Fed tăng lãi suất lần thứ 6.

Giá vàng hôm nay 31/10/2022: Nguy cơ "tụt" mốc 1.620 USD, thị trường mất phương hướng

Giá vàng hôm nay 1/11/2022: Tiếp tục lao dốc, thị trường "mòn mỏi" chờ đợi

Giá vàng hôm nay 2/11/2022: Nhu cần mua tăng vọt, vàng "tiến lên" trước giờ G

Giá vàng trong nước

Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 2/11: Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,20 – 67,22 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,00 – 67,00 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,10 – 67,00 triệu đồng/lượng. Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,10 – 67,00 triệu đồng/lượng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,12 – 66,98 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,97 – 52,77 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,50 – 52,06 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Đêm 2/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.658 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.62 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 2/11 thấp hơn khoảng 9,0% (163 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 2/11.

Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh trong bối cảnh giới đầu tư tìm kiếm thêm manh mối về chính sách tiền tệ của Mỹ sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần thứ 6. Vàng tăng giá khá mạnh vào đầu phiên giao dịch 2/11 trên sàn New York (tối 2/11 giờ Việt Nam) do đồng USD suy yếu. Vàng có xu hướng nhích lên khi mặt hàng này được hỗ trợ ở ngưỡng quan trọng 1.650 USD/ounce.

Mặt hàng kim loại quý còn tăng sau khi có thông tin từ Hội đồng Vàng thế giới cho biết, lượng mua vàng từ các ngân hàng trung ương đạt kỷ lục trong quý vừa qua, với tổng cộng 400 tấn, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, một đồng USD treo ở mức cao và giá dầu tăng trở lại gây áp lực giảm lên mặt hàng vàng. Đồng USD được hỗ trợ từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed.

Theo kế hoạch Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 12 và trong năm 2023. Dù vậy, kế hoạch tăng lãi suất đã được Fed và nhiều quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đề cập tới từ lâu cho nên đã phần nào phản ánh vào giá vàng.

Nhà phân tích Matt Simpson của công ty dịch vụ tài chính City Index (Vương quốc Anh): “Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào của đồng USD và Fed nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, thì sẽ không quá khó để vàng có thể quay trở lại mức 1,670 USD-1,680 USD/ounce trong các phiên tới”.

Fed dự kiến đưa ra tuyên bố chính sách của mình lúc 1800 GMT (1 giờ sáng 3/11 giờ Việt Nam), tiếp đó là cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Mặc dù thị trường chủ yếu nghiêng về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp lần này, song các nhà đầu tư vẫn tìm kiếm manh mối về khả năng Fed sẽ giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ của họ. Đối với cuộc họp tháng 12 tới, các nhà giao dịch đang chia rẽ về mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm.

Ông Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường trưởng tại Exinity nhận định: "Nếu việc Fed điều chỉnh lập trường sang ôn hòa hơn được xác nhận trong tuần này, giá vàng giao ngay có thể lên chạm 1.700 USD/ounce trong ngắn hạn".

Các ngân hàng trung ương mua vàng đạt kỷ lục trong quý III. Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC), tổng cộng gần 400 tấn đã được các ngân hàng trung ương mua vào, tăng 300% so với cùng kỳ năm trước.

Theo WGC, nhu cầu vàng của Ấn Độ đã đạt mức trước đại dịch, với 191,7 tấn trong quý III/2022, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng nhu cầu vàng trang sức tại Ấn Độ trong quý III tăng 17%, lên 146,2 tấn, so với 125,1 tấn của cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng nhu cầu vàng tái chế giảm 23%, từ 20,7 tấn xuống 16 tấn.

Theo Giám đốc điều hành WGC Ấn Độ Somasundaram PR, nhu cầu phục hồi về mức trước đại dịch chủ yếu nhờ khu vực thành thị, đặc biệt là các khu vực phía Nam, khi hoạt động kinh tế mạnh, với nhu cầu tăng 17%. Ông Somasundaram nhận định, đầu tư lẻ có thể tiếp tục hưởng lợi nhờ nhu cầu với các tài sản an toàn khi lãi suất tăng và đồng rupee giảm.

Triển vọng từ nay đến hết năm là lạc quan, với nhu cầu cho lễ cưới và lễ hội Diwali trong quý IV, dù không thể phá kỷ lục trong quý IV/2021. Nhu cầu vàng cả năm nay của Ấn Độ ước khoảng 750-800 tấn, bằng mức của năm ngoái.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng