Giá tiêu hôm nay 27/9/2022: Thị trường trì trệ, hồ tiêu Việt xuất khẩu đang bị mất thị phần

Cập nhật: 06:26 | 27/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu tiếp tục trì trệ, bên cạnh còn là sự suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia vị bị chững lại.

Giá tiêu hôm nay 24/9/2022: Thị trường khó có thể khởi sắc

Đà giảm giá tiêu sẽ còn kéo dài trong ngắn hạn?

Giá tiêu hôm nay 26/9/2022: Thị trường đi ngược với dự báo, hồ tiêu gặp lực cản lớn

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; giảm 1.000 đồng/kg ở Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tại thị trường trong nước, giá tiêu giảm mạnh so với hồi đầu năm. Vào giữa tháng 3, giá tiêu ở mức trên dưới 86.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá liên tục giảm ở các tháng tiếp theo và hiện giá tiêu trong nước đã mất mốc 70.000 đồng/kg.

Các chuyên gia đánh giá, chính sách “Zero covid” của Trung Quốc - thị trường hơn 1 tỷ dân với sức nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới - đã khiến xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục trì trệ. Ngoài ra, suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia vị bị chững lại vì người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu.

Hơn nữa, hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí vận chuyển cũng rẻ hơn. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển xuất khẩu.

Theo thống kê, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2022 đạt 76,09 triệu USD, giảm 4,04 triệu USD, tức giảm 5,04 % so với tháng trước, và tăng 10,15 triệu USD, tức tăng 15,40 % so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin trên Vietnambiz, theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung hồ tiêu toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 nghìn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ.

Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt là sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Còn theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), kể từ năm 2020, Liên minh châu Âu (EU) thực hiện truy quét Ethylene oxide (ETO) trên khắp châu lục.

Trong sản phẩm gia vị, ETO được dùng để giảm khuẩn Salmonella. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, có 41 lô hàng liên quan đến ETO và Salmonella trong tổng số 42 trường hợp bị châu Âu cảnh báo.

Đáng chú ý, trong số này có đến 40 trường hợp bị cảnh báo nhiễm khuẩn Salmonella đều đến từ tiêu đen của Brazil.

Tại Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đang ráo riết điều tra trên diện rộng các đợt bùng phát do thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella.

Mặc dù chưa tìm thấy báo cáo nào về mặt hàng hồ tiêu liên quan đến Salmonella và ETO tại Mỹ, tuy nhiên, đây có thể coi là cảnh báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm và nông sản vào Mỹ trước khi nước này thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn và quy mô hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm