Hàng hóa - Giá cả

Giá tiêu hôm nay 11/4: Nông dân “ôm hàng”, giá tiêu lập mặt bằng mới

Đình Tiến 11/04/2025 3:03

Giá tiêu hôm nay 11/4 tăng lại 1.000–2.000 đồng/kg sau chuỗi giảm, tiến sát mốc 150.000 đồng/kg, nhưng xuất khẩu giảm sâu tới 500 USD/tấn gây lo ngại.

Giá tiêu trong nước: Tăng mạnh ở nhiều khu vực

Tại các tỉnh trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ghi nhận tăng trở lại, mức tăng phổ biến từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm là 149.200 đồng/kg.

hateiu(1).jpg
Giá tiêu hôm nay 11/4 tăng lại 1.000–2.000 đồng/kg sau chuỗi giảm


Chi tiết:

Gia Lai: Tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 148.000 đồng/kg

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 149.000 đồng/kg

Bình Phước: Tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 149.000 đồng/kg

Đắk Lắk và Đắk Nông: Cùng tăng mạnh 2.000 đồng/kg, lên mức 150.000 đồng/kg

Đà tăng này phản ánh sự phục hồi cục bộ từ nhu cầu thu mua của doanh nghiệp nội địa và tâm lý giữ hàng của nông dân chờ giá tốt hơn trong mùa vụ thấp điểm.

Giá tiêu thế giới: Việt Nam xuất khẩu “lao dốc” mạnh nhất

Theo cập nhật mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thị trường tiêu thế giới tiếp tục có những chuyển biến trái chiều. Trong đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh tới 500 USD/tấn, gây lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Cụ thể:

Tiêu đen Lampung (Indonesia): 7.078 USD/tấn (giảm nhẹ)

Tiêu trắng Muntok (Indonesia): 9.710 USD/tấn

Tiêu đen ASTA (Malaysia): 9.850 USD/tấn

Tiêu trắng ASTA (Malaysia): 12.300 USD/tấn

Tiêu Brazil: 6.800 USD/tấn (ổn định)

Việt Nam “rung lắc mạnh” trên thị trường xuất khẩu:

Tiêu đen loại 500g/l: 6.600 USD/tấn (giảm 500 USD)

Tiêu đen loại 550g/l: 6.800 USD/tấn (giảm 500 USD)

Tiêu trắng Việt Nam: 9.600 USD/tấn (giảm 500 USD)

Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 3/2025, khiến giá tiêu Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh tạm thời so với Indonesia và Malaysia. Nguyên nhân được cho là do sức ép nguồn cung nội địa ra hàng sau kỳ nghỉ lễ, cùng với tác động từ nhu cầu mua chậm lại ở một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Theo các chuyên gia ngành hồ tiêu, đà tăng trong nước chủ yếu đến từ kỳ vọng phục hồi ngắn hạn và tâm lý giữ hàng của người trồng tiêu. Trong khi đó, diễn biến giảm mạnh trên thị trường thế giới đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt hơn trong ký hợp đồng mới.

Thị trường tiêu trong nước có thể tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ nếu lực mua nội địa giữ ổn định. Tuy nhiên, áp lực từ thị trường quốc tế có thể tác động tiêu cực đến mặt bằng giá chung nếu tình hình xuất khẩu không cải thiện trong nửa cuối tháng 4.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Giá tiêu hôm nay 11/4: Nông dân “ôm hàng”, giá tiêu lập mặt bằng mới
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO