Giá thép hôm nay 8/4/2021: Bất ngờ giảm sâu

Cập nhật: 10:35 | 08/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 69 nhân dân tệ xuống mức 5.058 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam). Kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô của Trung Quốc có thể bị thách thức bởi giá thép cao khiến một số nhà máy tăng tỷ lệ hoạt động.

Nguyên nhân nào khiến giá thép xây dựng tăng "vùn vụt"?

Giá thép hôm nay 7/4/2021: Thép thanh tiếp đà đi lên

Giá thép hôm nay 6/4/2021: Duy trì đà tăng

Theo ước tính của S&P Global Platts, năm nay, Trung Quốc chỉ có thể chứng kiến sản lượng thép tổng thể giảm nhẹ hoặc thậm chí là không giảm so với mức của năm ngoái.

Kể từ đầu tháng 3, giá thép cuộn cán nóng (HRC) trong nước của quốc gia này đã tăng khoảng 12%, đạt mức cao nhất kể từ giữa năm 2008.

Nguyên nhân của đợt tăng giá gần đây nhất chủ yếu là do thành phố Đường Sơn đình chỉ 30% công suất lò cao.

Thị trường dự đoán rằng, việc cắt giảm sản lượng tương tự sẽ được mở rộng ra các thành phố khác nhằm đáp ứng mục tiêu giảm sản lượng thép của chính phủ Trung Quốc trong năm nay.

3402-giathep84
Ảnh minh họa

Vào ngày 2/4, Hiệp hội Sắt thép tỉnh Giang Tô cũng đã kêu gọi kiểm soát sản lượng thép và thành phố phía Bắc Trung Quốc Qinhuangdao đang chuẩn bị cho việc đình chỉ 30% công suất sản xuất sắt thép.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, tỉnh Giang Tô đã sản xuất được 121 triệu tấn thép thô trong năm 2020, chiếm 11% tổng sản lượng thép của Trung Quốc. Trong đó, thành phố Qinghuangdao có tổng công suất thép thô hơn 12 triệu tấn/năm.

Bên cạnh đó, chủ trương cắt giảm sản lượng ở Đường Sơn đã dẫn đến việc ngừng cung cấp khoảng 34 triệu tấn gang/năm kể từ giữa tháng Ba.

Điều này về lý thuyết đã tạm thời làm giảm công suất gang thép tổng thể của Trung Quốc từ 1.032 triệu tấn/năm vào cuối năm 2020 xuống còn 998 triệu tấn/năm như hiện nay.

Xuất khẩu sắt thép Việt Nam vượt trần

Theo số liệu thống kê từ Bộ công thương, xuất khẩu sắt và thép Việt Nam đạt 1.826 tỷ USD trong quý đầu năm nay, tăng mạnh 65.2% (tương đương 720 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sắt và thép thô, cũng như thép cuộn tăng 14.4% và 54% trong khi thép hình giảm 1.6%.

Dựa vào sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp dụng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dường và Hiệp thương mại tự do Việt Nam- Châu Âu đã giúp ngành công nghiệp sắt thép Việt Nam thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường mới trong thời gian tới.

Tận dụng lợi thế các cơ hội đầy hứa hẹn, nhà sản xuất thép hàng đầu như Hòa Phát (HPG) và Hoa Sen (HSG) đã bắt đầu xuất khẩu khối lượng lớn tới các thị trường tiềm năng như Châu Âu và Mỹ trong 3 tháng qua.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc trung tâm thương mại quốc tế và WTO thuộc Bộ công thương Việt Nam chia rẻ, các công ty thép Việt Nam cần hiểu rõ về luật thương mại quốc tế và tập trung cải thiện tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, và tăng bán nội địa để phòng ngừa rủi ro bị kiện và các biện pháp phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu. bên cạnh đó, bảo vệ từ Chính phủ cũng đóng vai trò chủ chốt cho ngành thép Việt Nam đứng vững trên thị trường xuất khẩu trước các thách thức thương mại trong thời gian tới.

Linh Linh