Giá thép hôm nay 21/6/2022: Thị trường trong nước giảm sâu

Cập nhật: 10:32 | 21/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Từ ngày 19/6, các thương hiệu thép lớn đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép xây dựng 300.000-500.000 đồng/tấn. Hiện, giá thép xây dựng đang dao động 16,3-17,5 triệu đồng/tấn. Đây là đợt giảm thứ ba liên tiếp kể từ đầu tháng 6 và đợt thứ 6 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Trong khi đó, giá thép thế giới dứt đà giảm, tăng trở lại mức 4.226 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm, xuống mức thấp nhất 16 triệu đồng/tấn

Giá thép hôm nay 20/6/2022: Lao dốc, sát ngưỡng 4.100 nhân dân tệ/tấn

Thị trường thép tại Đông Á tiếp tục sụt giảm

Cụ thể, trong đợt điều chỉnh này, thương hiệu thép Mỹ là doanh nghiệp có mức giảm mạnh nhất. Cụ thể, thép cuộn CB240, giảm 710.000 đồng/tấn, xuống mức 16,3 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 720.000 đồng/tấn, còn khoảng 16,5 triệu đồng/tấn.

Tiếp đó, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 410.000 - 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tùy từng miền, xuống còn 16,6 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.

2954-giathep1
Ảnh minh họa

Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với dòng sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, còn 16,5 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.

Tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh giảm hai loại thép trên lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 410.000 đồng/tấn xuống còn 16,95 triệu đồng/tấn và 17,41 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 410.000 đồng/tấn và 450.000 đồng/tấn xuống còn 16,51 triệu đồng/tấn và 16,97 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn còn 16,51 triệu đồng/tấn và 17,07 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,46 triệu đồng/tấn và 16,87 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 410.000 đồng/tấn và 500.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong vòng hơn 5 tuần, giá thép ghi nhận lần hạ thứ 6 với tổng mức giảm đến hơn 2,5 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.

Nhận định về tình hình giá thép xây dựng thời gian tới, đại diện VACC cho rằng giá mặt hàng này sẽ có nhiều biến động, khó dự báo khi xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, giá nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao… tác động đến giá thép trong nước.

Do vậy, giá thép biến động tăng hay giảm vẫn là một ẩn số. Do đó, đợt hạ nhiệt giá thép những ngày gần đây sẽ khó giúp nhà thầu xây dựng trong nước giảm bớt khó khăn, bởi ngoài giá thép xây dựng cao, nhà thầu còn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức khác.

Nguyên nhân giá thép giảm là do giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép đã giảm đáng kể. Số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm.

Trên thế giới, giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải lên mức 4.226 nhân dân tệ/tấn. Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) giảm mạnh, do lo ngại về sự sụt giảm tiêu thụ thép ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc.

Theo đó, hợp đồng quặng DCIOcv1 giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE, kết thúc giao dịch ban ngày ​​thấp hơn 11% ở mức 746 nhân dân tệ/tấn (tương đương 111,60 USD/tấn).

Ghi nhận cho thấy, đây là mức giao dịch thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 16/3. Trên Sàn SGX, hợp đồng quặng sắt giao tháng 7/2022 cũng được điều chỉnh giảm 8% xuống 110,40 USD/tấn trong cùng ngày.

Các nhà giao dịch đang băn khoăn về các nguyên tắc cơ bản của thị trường trong bối cảnh Trung Quốc đang phải vật lộn để ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 gần đây.

Song song đó, việc hoạt động xây dựng chậm lại trong mùa mưa, tồn kho thép tăng do nhu cầu chậm chạp và lợi nhuận thấp tại các nhà máy cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho Trung Quốc.

Ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hành của Navigate Commodities (Singapore), cho biết: “Tiêu thụ thép nội địa giảm đáng kể do bị ảnh hưởng bởi COVID, và điều này tiếp tục đè nặng lên thị trường kim loại đen của Trung Quốc”.

Chính sách "Zero COVID" nghiêm ngặt của Trung Quốc về việc liên tục theo dõi, kiểm tra và cách ly công dân để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đã tác động xấu đến nền kinh tế nước này.

Theo ghi nhận, Trung Quốc đại lục đã báo cáo 109 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào ngày 19/6, và 159 trường hợp một ngày trước đó, Reuters đưa tin.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương