Giá hồ tiêu hôm nay 3/5/2022: Tháng 5 khởi sắc?

Cập nhật: 07:23 | 03/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá hồ tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg. Quãng thời gian cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị trường trong nước bắt đầu sôi động trở lại với sự hoạt động mạnh của các thương lái.

Giá hồ tiêu hôm nay 29/4/2022: Tăng nhẹ

Giá hồ tiêu hôm nay 28/4/2022: Thị trường xuất khẩu giảm sốc

Giá hồ tiêu hôm nay 27/4/2022: Tăng nhẹ

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 77.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 77.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 80.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

2250-giahotieu
Ảnh minh họa

Giá tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Trong quãng thời gian cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị trường trong nước bắt đầu sôi động trở lại với sự hoạt động mạnh của các thương lái.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, hiện diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn là 13.673 ha, năng suất 3,67 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 46.000 tấn. Năm 2018 có khoảng 6.700 ha hồ tiêu bị chết do ngập úng và phần diện tích này đã được chuyển sang trồng cây dược liệu. Tầm nhìn đến năm 2025 tỉnh ổn định diện tích hồ tiêu còn lại khoảng 12.300 ha; tăng sản xuất theo tiêu chuẩn; kế hoạch 30% hồ tiêu được chế biến sâu.

Tại Đăk Lăk, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh năm 2021 đạt 32.840 ha, trong đó diện tích tiêu cho kinh doanh là 27.966 ha, năng suất bình quân đạt 2,92 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 81.936 tấn. Do giá thấp, nông dân ít đầu tư nên chất lượng hồ tiêu ít được cải thiện. Hiện tại giá trong chu kỳ tăng, kích thích nông dân ổn định sản xuất, do đó diện tích hồ tiêu Đăk Lăk sẽ không giảm.

Còn tại Đăk Nông, năm 2021 diện tích hồ tiêu đạt 33.532 ha, sản lượng đạt 56.673 tấn, ước năm 2022 diện tích đạt 34.957 ha, sản lượng đạt 60.605 tấn. Hiện địa phương đang xây dựng chương trình giống hồ tiêu, phát triển vùng chuyên canh theo xu hướng phát triển hồ tiêu bền vững, cảnh quan.

Trong khi đó, diện tích hồ tiêu tại Bình Phước là 15.720 ha, năng suất bình quân đạt 1,9 tấn/ha, sản lượng 28.732 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Lộc Ninh 5.376 ha, Bù Đốp 3.879 ha, Hớn Quản 1.742 ha. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp địa phương, diện tích đang giảm dần qua các năm do ảnh hưởng của sâu bệnh, thời tiết và giá xuống thấp nên nông dân bỏ bê không chăm sóc, phần diện tích chuyển đổi này được chuyển qua trồng cây ăn quả là chủ yếu.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4 đạt 25.000 tấn, đưa xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên tổng cộng 79.000 tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 3/2022 đạt 23.727 tấn tiêu các loại, tăng 9.220 tấn, tức tăng 63,56% so với tháng trước nhưng lại giảm 7.686 tấn, tức giảm 24,47% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 4/2022 cũng là thời điểm vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay tại Việt Nam cơ bản kết thúc. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng năm nay khoảng 175.000 tấn, giảm khoảng 10% so với 190.000 tấn của năm ngoái.

Trong đó, sản lượng tại Đăk Nông tăng 10%, còn các tỉnh trồng tiêu trọng điểm còn lại như Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sản lượng giảm bình quân 20% so với năm 2021.

Nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Theo đánh giá, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng.

Thông tin trên hatinhtv, cây hồ tiêu đang được nhiều hộ gia đình ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh ưa trồng vì phù hợp với trình độ canh tác của người dân, thích hợp với đất đai, khí hậu. Hiện cây hồ tiêu đang phát triển tốt ở vùng đất Kỳ Thượng, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Gần 10 năm về trước, gia đình ông Lê Minh Dũng là một trong những hộ dân đầu tiên đưa cây Hồ tiêu về trồng ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh. Ban đầu chỉ trồng khoảng 200 gốc, đến nay trong khu vườn của ông Dũng đã có tới 1.500 gốc. Qua một thời gian sản xuất cho thấy cây trồng này phù hợp với chất đất và khí hậu ở Kỳ Thượng.

Khi phá bỏ vườn tạp để đa dạng cây trồng, ông Lê Văn Mại, xã Kỳ Thượng cũng đã đưa vào trồng gần 300 gốc tiêu. Qua sản xuất ông thấy cây trồng này rất phù hợp với trình độ canh tác và điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương. Đặc biệt, năm nay giá hồ tiêu tăng nên ông rất phấn khởi.

Từ năm 2014, hồ tiêu bắt đầu được đưa vào trồng ở xã Kỳ Thượng. Đến nay, toàn xã có hơn 12 ha. Người dân chủ yếu sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Cùa Cam Lộ. Sản phẩm hồ tiêu ở Kỳ Thượng có mùi vị đặc trưng riêng, được thị trường ưa chuộng, đầu ra khá ổn định.

Qua một thời gian sản xuất cho thấy cây Hồ tiêu đang phát triển tốt ở vùng đất Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thể hiện hướng đi đúng đắn trong việc tăng cường đa dạng hóa cây trồng của địa phương.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm