Giá heo hơi "rục rịch" tăng nhưng người nuôi vẫn chưa có lời

Cập nhật: 16:32 | 04/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Đầu tháng 7, giá heo hơi ba miền đang dao động 54.000 - 61.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu năm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đuổi kịp chi phí đầu vào, khi giá thức ăn chăn nuôi đã có 6 đợt tăng liên tiếp. Nguyên nhân là giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có chiều hướng biến động trong thời gian vừa qua.

Dòng xe máy Yamaha NVX 155 và Exciter 150: Dân "mê phượt" nên chọn xe nào?

Có 600 triệu: Nên lựa chọn Honda City RS hay Toyota Raize?

Vải thiều không hạt giá 200 nghìn/kg gây "sốt" thị trường Việt

Giá heo hơi rục rịch tăng

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong tháng 6, giá heo hơi tại các vùng trên cả nước biến động nhẹ. Giá có xu hướng giảm trong 20 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại. Tính đến ngày 4/7, giá heo hơi ba miền đang dao động 54.000 - 61.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu năm, tương đương 18-20%.

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt vẫn chậm do thời tiết nắng nóng và dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng nên giá heo khó tăng mạnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá thức ăn chăn nuôi lại "nhảy múa"

Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện người nuôi đang lỗ đến vài ngàn đồng/kg do giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng quá cao đã đẩy giá thành lên hơn 60.000 đồng/kg. Trong khi trước đó, giá thành chăn nuôi chỉ khoảng 36.000 đồng/kg, thậm chí 33.000 đồng/kg với doanh nghiệp (DN) lớn chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

Ông Trần Văn Thanh - chủ trại heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - cho biết giá thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Hầu như tháng nào cũng tăng giá, thậm chí có tháng tăng đến 2 lần. Ngày 25-6 vừa có thêm đợt tăng giá mới đến vài trăm đồng/kg và đầu tháng 7 sẽ tiếp tục tăng thêm 400 đồng/kg… Diễn biến này khiến giá heo xuất chuồng tăng nhưng không theo kịp đà "nhảy múa" của giá thức ăn chăn nuôi, khiến trại heo hơn 2.000 con của ông Thanh đang bỏ trống.

Trong 2 năm qua, nhiều người nuôi heo lỗ nặng nên tình trạng bỏ chuồng tại Đồng Nai, Bình Dương… lên đến 60%-70%. Hiện nguồn cung chủ yếu từ các DN lớn với quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm soát được dịch bệnh, chi phí đầu vào. Các DN lớn đầu tư lớn, số lượng heo tăng mạnh nên đủ sức cung cấp cho thị trường.

Trước tình trạng khó khăn của những người chăn nuôi nhỏ lẻ, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết về lâu dài, cần giải quyết vấn đề nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tránh lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay. Từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp đã quy hoạch lại vùng trồng nguyên liệu bắp, mì; sử dụng nguyên liệu lúa gạo để thay thế một số nguyên liệu khác; nghiên cứu khẩu phần ăn cho ngành chăn nuôi sao cho hợp lý, chế biến phụ phẩm sẵn có trong nước…

Để giúp người chăn nuôi giảm gánh nặng về giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, theo ông Dương Tất Thắng, giải pháp trước mắt là cục đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với bắp từ 5% còn 3%, lúa mì từ 3% xuống 0%.

Hiện những doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi heo lớn tự sản xuất con giống và tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi mới có thể kiếm lời, còn đa phần hộ chăn nuôi nhỏ vẫn còn lỗ vốn hoặc chỉ "phá huề" khi xuất bán heo với giá hiện tại. Ngoài ra, người chăn nuôi heo còn có nguy cơ bị thua lỗ nặng, thậm chí “mất trắng” nếu đàn heo gặp phải các loại dịch bệnh, nhất là dịch bệnh tả heo châu Phi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm