Giá gas hôm nay 26/7/2022: Điều chỉnh tăng nhẹ
Ghi nhận vào lúc 11h ngày 26/7 (theo giờ Việt Nam), giá gas hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ và tăng lên 8,65 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 9/2022. Giá khí đốt tự nhiên tăng trong bối cảnh nhu cầu mùa hè tăng mạnh và những thách thức về nguồn cung toàn cầu đang giảm dần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/7, hợp đồng khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu mùa hè tăng mạnh và những thách thức về nguồn cung toàn cầu đang giảm dần, theo Natural Gas Intelligence.
Bespoke Service Weather đã ghi nhận một số thay đổi mát mẻ hơn trong dự báo thời tiết vào cuối tuần cho thời điểm cân bằng của tháng 7, do nền nhiệt trên trung bình ở các vùng phía Bắc của khu vực miền Trung và miền Đông của Mỹ.
Tuy nhiên, nắng nóng trên diện rộng vẫn tiếp diễn trên hầu hết các khu vực còn lại của 48 Tiểu bang vùng Hạ. Bên cạnh đó, tháng 7 vẫn đang tiếp tục là tháng nóng nhất được ghi nhận vào điểm hiện tại.

Hợp đồng tháng 8 sẽ hết hạn vào ngày 27/7 có thể mang lại sự biến động dữ dội và việc tiếp tục khiến cho giá khí đốt tự nhiên tăng cao hơn sẽ không phải là một điều ngạc nhiên.
Trong khi đó, sản lượng của Mỹ tiếp tục dao động quanh mức 96 Bcf như cuối tuần trước - khoảng 1 Bcf so với mức cao nhất trong mùa Hè.
Nhiều nhà phân tích đã ước tính rằng, với cường độ nhiệt trong nước và nhu cầu toàn cầu, sản lượng cần được duy trì ở mức khoảng 97 Bcf để đảm bảo các tiện ích có thể đáp ứng nhu cầu mùa Hè và cung cấp đủ lượng khí đốt cho mùa Đông tới.
Trước đó, vào hôm thứ Năm (2/7), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã “bơm” 32 Bcf khí đốt vào kho chứa dưới lòng đất trong tuần kết thúc vào ngày 15/7. Mức tăng so với mức tăng trung bình 5 năm là 41 Bcf.
Việc bơm khí đã làm tăng lượng khí hoạt động trong kho lên 2.401 Bcf, mặc dù các kho dự trữ thấp hơn 328 Bcf so với mức trung bình 5 năm.
Tại thị trường trong nước, chiều ngày 30/6, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/7, giá gas City Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 29.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 469.500 đồng/bình 12kg và 1.955.500 đồng/bình 50kg.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7 giá bán gas Saigon Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 449.000 đồng/bình 12kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/7 giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 450.900 đồng/bình 12kg và 1.690.890 đồng/bình 45kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới bình quân tháng 7 chốt 725 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh mức giảm tương ứng. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas giảm giá và là lần thứ 4 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 79.000 đồng/bình 12kg.
Châu Âu hối hả tìm cách đối phó "vũ khí" khí đốt của Nga
EU đang lên kế hoạch tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ quốc gia châu Phi Nigeria, trong bối cảnh họ lo ngại Nga có thể sẽ khóa van đường ống khí đốt sang liên minh này.
Phó tổng giám đốc cơ quan năng lượng thuộc Ủy ban châu Âu (EC) Matthew Baldwin cuối tuần trước thừa nhận, EU đang lâm vào thế khó sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng như do sự bất ổn định của thị trường khí đốt và mối đe dọa bị Moscow cắt nguồn cung đang hiện hữu.
EU là bên mua LNG lớn của Nigeria, chiếm 60% tổng số chuyến hàng LNG từ quốc gia này được đưa đến châu Âu. Con số trên cũng tương đương 14% tổng lượng khí nhập khẩu của khối.
Ông Baldwin nhấn mạnh mong muốn của EU nhằm tăng con số 14% lên. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận dù EU đang tìm cách mở rộng nguồn cung cấp LNG ngắn hạn từ Nigeria nhưng hiện tại, công suất và tỉ lệ sử dụng LNG của Nigeria quá thấp. Mặc dù vậy, EU tin rằng, có "một tiềm năng khổng lồ" rằng LNG từ Nigeria có thể thay thế khí đốt Nga.
EU là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Năm 2021, khối đã mua 80 tỷ mét khối LNG. Các nhà cung cấp LNG lớn nhất của liên minh là Mỹ (28%), Qatar và Nga (20% mỗi nước), Nigeria (14%) và Algeria (11%).
Trong khi đó, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu (41% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU tính đến năm 2021). Tuy nhiên, trước tình hình ở Ukraine, đầu năm nay, châu Âu đã đưa ra kế hoạch REpowerEU, trong đó tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, đây sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng trong ngắn hạn, vì EU chưa thể tìm được nguồn cung đủ lớn để thay thế được Nga.
Dòng khí đốt Nga chảy sang châu Âu đã sụt giảm kể từ sau sự kiện ngày 24/2 khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Diễn biến này làm ảnh hưởng tới nỗ lực của châu Âu trong việc lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa đông và gây ra nguy cơ khiến EU thiếu hụt năng lượng trầm trọng khiến lạm phát và nguy cơ khủng hoảng gia tăng.
Trước đề xuất của EC, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều công khai tuyên bố rằng họ phản đối sáng kiến trên. Trong khi đó, Ba Lan và Hungary dường như cũng không đồng tình với đề xuất của EC, các nguồn tin nói với Bloomberg.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ#giá vàng#Giá xăng dầu hôm nay#giá hồ tiêu hôm nay#giá heo hơi hôm nay#giá cà phê#cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.