Giá gas hôm nay 14/7/2022: Điều chỉnh tăng nhẹ

Cập nhật: 11:01 | 14/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h40 ngày 14/7 (theo giờ Việt Nam), giá gas hôm nay trên thế giới tiếp đà tăng và tăng lên 6,64 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2022.

Giá gas hôm nay 11/7/2022: Bật tăng phiên đầu tuần

Giá gas hôm nay 12/7/2022: Ghi nhận điều chỉnh giảm

Giá gas hôm nay 13/7/2022: Khởi sắc trở lại

sự sụt giảm liên tục trong sản xuất, nền nhiệt trong nước tăng cao cùng với nhu cầu mạnh mẽ đối với LNG của Mỹ đã kích thích một đợt phục hồi giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn.

Trong bối cảnh một loạt các gián đoạn liên quan đến bảo trì, sản lượng đã giảm xuống dưới 94 Bcf vào thứ Ba (12/7), từ mức cao gần đây gần 96 Bcf. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự mất cân bằng cung - cầu khi nắng nóng mùa Hè vẫn tiếp diễn và báo cáo lưu trữ tiếp theo của chính phủ Mỹ được đưa ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Eli Rubin, Nhà phân tích cấp cao của EBW Analytics Group, cho biết: "Nếu nguồn cung giảm dần trước thời điểm nắng nóng đỉnh điểm của mùa Hè thì nó có thể củng cố áp lực tăng giá cho hợp đồng tháng 8 vào cuối tháng 7".

Bên cạnh đó, các dự báo cho thấy, nhiệt độ tiếp tục ở mức cao trong suốt tháng 7 và sang tháng 8. Đây tiếp tục là mức nhiệt cao sau tháng 6 nóng kỷ lục trên khắp 48 Tiểu bang vùng Hạ.

Trong khi đó, nhu cầu xuất khẩu LNG của Mỹ vẫn tăng cao. Lượng khí nạp đã giữ trên 11 Bcf/ngày trong suốt tháng 7. Điều này có hiệu quả khi các cơ sở xuất khẩu của Mỹ đang hoạt động hết công suất, ngoại trừ nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng Freeport ở Texas.

Nhu cầu của châu Âu đang tăng cao và dự kiến ​​sẽ tiếp tục như vậy do Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Các quốc gia trên khắp châu Âu đang cố gắng loại bỏ dần khí đốt của Nga và chuẩn bị cho Điện Kremlin cắt bỏ chúng vào mùa Hè này để trả đũa.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt tiềm năng, châu Âu đang kêu gọi cung cấp tất cả LNG mà họ có thể nhận được vào mùa Hè này và nhu cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong năm, theo Natural Gas Intelligence.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 30/6, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/7, giá gas City Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 29.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 469.500 đồng/bình 12kg và 1.955.500 đồng/bình 50kg.

Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7 giá bán gas Saigon Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 449.000 đồng/bình 12kg.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/7 giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 450.900 đồng/bình 12kg và 1.690.890 đồng/bình 45kg.

Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới bình quân tháng 7 chốt 725 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh mức giảm tương ứng. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas giảm giá và là lần thứ 4 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 79.000 đồng/bình 12kg.

Khí đốt cho Châu Âu qua Nord Stream bị Nga tạm cắt hoàn toàn

Đường ống dẫn khí Nord Stream - tuyến đường xuất khẩu khí đốt chính của Nga sang EU - đóng cửa trong 10 ngày để bảo trì thường niên, từ ngày 11/7 đến 21/7, TASS đưa tin. Khí đốt của Nga do đó sẽ tiếp tục chảy sang Tây và Trung Âu thông qua điểm trung chuyển duy nhất ở Ukraina.

Việc bảo trì và tạm dừng vận chuyển khí đốt đã được thỏa thuận trước với các đối tác của Nga.

Năm ngoái, khi đường ống đóng cửa để bảo trì từ ngày 13/7 đến ngày 23/7, lượng khí cung cấp qua đường ống đã lên tới 59,2 tỉ mét khối, tương đương với kỷ lục lịch sử năm 2020. Tuy nhiên, năm nay, các đối tác phương Tây của Nga làm mọi việc thêm phức tạp.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga ngày 14/6 cho biết đã buộc phải cắt nguồn cung cấp khí đốt theo kế hoạch thông qua Nord Stream vì công ty Siemens của Đức trì hoãn việc đưa tuabin trở lại sau khi sửa chữa ở Canada. Siemens cho biết không thể trả một trong những tuabin của Nord Stream cho Đức sau khi sửa chữa ở Montreal vì lệnh trừng phạt Nga của Canada.

Do đó, chỉ có ba tổ máy được sử dụng để bơm khí tại trạm nén Portovaya và kết quả là lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream chỉ đạt 40% công suất, gây khó khăn cho cả Đức và toàn bộ EU trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như bổ sung dự trữ khí đốt.

Kho chứa khí đốt của Châu Âu hiện đã đầy 60% và mục tiêu là đầy 80% vào mùa đông, trong khi khối lượng khí đốt có khả năng giảm đáng kể trong thời gian Nord Stream bảo trì.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy