Giá dầu phá vỡ mọi dự đoán, hàng loạt “đại gia” ngành dầu mỏ có nguy cơ phá sản

Cập nhật: 12:54 | 21/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Một kịch bản chưa có tiền lệ xảy ra trong lịch sử ngành dầu khí khi người khai thác dầu phải trả 37,63 USD/thùng để người thu mua mang đi. Nguyên nhân đến từ việc nguồn cung vượt quá cầu khiến kho chứa nguyên liệu trở nên khan hiếm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai (20/4), giá dầu thô lần đầu tiên trog lịch sử giảm tới hơn 100% xuống dưới mức 0 USD/thùng do thị trường chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Giá dầu WTI giao trong tháng 5 giảm hơn 100% xuống -37,63 USD/thùng, điều này đồng nghĩa các sản xuất thậm chí phải đưa tiền cho người mua dầu. Giá dầu Brent giảm 9% xuống 25,5 USD/thùng.

Hợp đồng dầu thô giao trong tháng 5 sẽ hết hạn vào ngày 21/4. Hợp đồng dầu WTI giao trong tháng 6 cũng giảm 18% xuống 20,4 USD/thùng và giao trong tháng 7 giảm 11% xuống 26,2 USD/thùng.

Dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế trên toàn thế giới khi hàng loạt quốc gia thực hiện lệnh phong toả hoặc giãn cách xã hội. Điều này khiến hoạt động đi lại bị hạn chế kéo theo nhu cầu xăng dầu giảm mạnh.

gia dau pha vo moi du doan hang loat dai gia nganh dau mo co nguy co pha san
Hình minh họa

Ngay cả khi OPEC và các nước đồng minh giảm sản lượng 9,7 triệu thùng thì nhiều chuyên gia cho rằng vẫn không đủ bù đắp nhu cầu thị giảm.

Công suất lọc dầu của các nhà máy cũng thấp hơn so với bình thường do đó, lượng tồn kho trên thế giới tăng mạnh hơn. Một số nhà đầu tư đã phải thuê tàu neo đậu ở các cảng để chứa dầu thô. Ước tính có khoảng 160 triệu thùng dầu nằm ở các tàu chở dầu trên toàn thế giới.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới suy yếu cũng là yếu tố gây áp lực lên giá dầu thô. Theo đó, Đức lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề và khó có khả năng phục hồi nhanh chóng trở lại do dịch COVID-19 ở nước này vẫn đang diễn biến phức tạp. Hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Hàng loạt “đại gia” ngành dầu mỏ có nguy cơ phá sản

Giới phân tích cho rằng trước tình hình giá dầu lao dốc như hiện nay, nhiều công ty dầu mỏ Mỹ có nguy cơ phá sản. Bởi lẽ hầu hết "đại gia" dầu mỏ đều vay nợ lớn trong giai đoạn trước đó và với đợt suy giảm giá dầu lịch sử này, một số trong nhóm đó có thể sẽ không thể sống sót nổi.

Công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy cho biết nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng, tính đến cuối năm 2021, sẽ có 533 công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ của Mỹ sẽ phải đệ đơn xin phá sản. Trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức 10 USD/thùng, hơn 1.100 công ty sẽ phải phá sản.

Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc thế thảm là hợp đồng giao hàng tháng 5 đáo hạn vào ngày 21/4, các nhà đầu tư phải "bán tống bán tháo", càng tạo áp lực lên giá "vàng đen". Trong khi đó, có rất ít khách hàng mua dầu WTI giao tháng 5, vì không ai muốn nhận dầu vào lúc này.

Cùng với việc bán tháo trên thị trường, giá dầu giảm sâu là do thị trường dầu mỏ tại Mỹ đang dư thừa. Các hoạt động kinh tế và công nghệ bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới giảm mạnh. Hiện lượng dầu tồn trong các kho chứa dầu của Mỹ ở Cushing đã tăng 9% trong tuần (tính tới ngày 17/4), khoảng 61 triệu thùng.

Trong bối cảnh đó, các công ty lọc dầu đều đang xử lý dầu thô với mức ít hơn bình thường, vì vậy hàng trăm triệu thùng dầu bị đẩy vào các kho chứa trên toàn thế giới. Một số nhà buôn thậm chí đã phải thuê tàu neo đậu chỉ để chứa dầu thừa. Hiện vẫn còn lượng dầu kỷ lục, ước tính 160 triệu thùng đang nằm trong két chứa trên toàn cầu.

Giá dầu WTI giao tháng 5 lao dốc còn phản ảnh lo ngại về một lượng cung dư thừa sắp xuất hiện. Đó là dầu xuất đi từ các quốc gia OPEC, như Saudi Arabia từ tháng 3. Hệ quả từ tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu đang là yếu tố gây áp lực lớn cho giá dầu. Mặc dù các nước sản xuất dầu đã ký thỏa thuận giảm sản lượng khai thác nhưng mức giảm đó không kịp để tránh bế tắc trong vài tuần tới. OPEC nhất trí giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng/ngày để kiểm soát nguồn cung, nhưng phải đến ngày 1/5 thỏa thuận mới có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal, Saudi Arabia đang xem xét kế hoạch cắt giảm sản lượng sớm nhất có thể, thậm chí trước thời điểm dự kiến vào 1/5.

gia dau pha vo moi du doan hang loat dai gia nganh dau mo co nguy co pha san Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giảm thấp kỷ lục

KTCKVN – Giá xăng dầu hôm nay trải qua cú sốc lớn khi lần tiên trong lịch sử giảm xuống mức âm, chứng kiến sự ...

gia dau pha vo moi du doan hang loat dai gia nganh dau mo co nguy co pha san Chứng khoán Mỹ ngày 20/4: Giá dầu xuống mức âm, Phố Wall đồng loạt “lao dốc”

KTCKVN - Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (20/4), trong đó Dow Jones mất tới gần 600 điểm ...

gia dau pha vo moi du doan hang loat dai gia nganh dau mo co nguy co pha san Thị trường chứng khoán ngày 21/4: Thông tin trước giờ mở cửa

KTCKVN - Chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh phiên đầu tuần; Đồng USD leo cao, Euro tiếp tục mất giá; Vàng lại đảo chiều tăng mạnh; ...

Tân An (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm